Kẻ thế chỗ - Chương 8
– Hai thằng mày muốn chạy à??
Hai thằng trợn mắt nhìn nhau, rồi cùng lúc giống như rô bốt xoay cái đầu qua nhìn thằng Hùng. Cả hai mắt trợn lên hết cỡ, con ngươi như muốn lòi cả ra ngoài, trước mắt hai thằng bây giờ, gương mặt thằng HÙng trông rõ hơn bao giờ hết. làn da chương lên tím tái, có chỗ còn nứt toác ra lộ mỡ vàng khè khè, hai mắt thâm quầng vần tia máu, hàm răng cải mả vàng ố vì lâu ngày hút thuốc.
Hai thằng lúc này đã đái tồ tồ trong quần, lần nữa từ từ xoay đầu nhìn nhau rồi đồng thanh hét lên.
– Ma………..!
Cả hai cùng lúc bò dạy bỏ chạy, vì chân run và vì cuống cứ ngã dúi dụi mãi mới đứng lên được mà bỏ chạy, thậm chí nước tiểu ở quần còn văng lên cả mặt sau cú ngã. Cả hai cắm cổ chạy trong đêm, vừa chạy vừa ngoái đầu lại nhìn. Chỉ thấy thằng Hùng vẫn đứng đó vẫy tay theo hai thằng.
Chả biết hai thằng chạy kiểu gì, đoạn chạy về gần làng lao luôn xuống cái ao xả phân lợn nhà bà cám, đạp nước đùng đùng dưới ấy làm cả nhà bà ấy vác đòn gánh ra vì tưởng trộm. Bà Cám điêu ngoai đánh đá chửi làm nửa cái làng nghe thấy.
– Cha tiên sư bố đứa nào trộm lợn nhà bà, à chúng mày chết chửa nghiệp quật đấy, không trộm được lợn của bà còn được tắm phân lợn nhà bà, chuyến này bà cho chúng mày đi tù mọt xương.
Đám người làng kéo đến thằng Dụng và thằng Công mừng quýnh khi thấy có nhiều người như thế, hai đứa nó lội nhanh vào bờ, nước mắt nước mũi tèm lem ôm chầm lấy bà Cám khóc lóc kể nể, làm bà Cám không hiểu chuyện gì đứng ngơ ra tại chỗ để cho hai thằng dở hơi chúng nó bôi nước phân lợn vào người.
Một tuần sau cái chết của thằng Hùng, thằng Tin đêm nào đi ngủ cũng bật dậy la hét om sòm, mấy ngày Tết bà Bào mẹ nó phải nhốt nó ở trong nhà không dám cho đi đâu.
Được hôm đầu bà còn tưởng vì thằng Tin quá xót thương cho cái chết của thằng bạn nên mới như vậy, nhưng càng về sau, thằng Tin giống như người điên dại, cứ mỗi lần nó chợp mắt ngủ là mỗi lần nó vùng dậy la hét.
Có mỗi một đứa con để trông cậy lúc tuổi già nên bà lo lắng lắm. Người ta sau Tết thì béo ra đến vài cân mà con của mình càng ngày trông càng tiều tụy xanh xao. Bà Bào cũng là một người tin vào tâm linh, sợ con mình bị vong quấy phá, mà chuyện này xảy ra từ sau cái đêm mà thằng Hùng bị sét đánh chết.
Nghĩ bụng chuyện này có liên quan đến nhau, bà thu xếp công việc, rồi đến tìm bà Lập. Bà Lập đang ngồi kiểm kê sổ sách, đôi mắt của bà vẫn thâm quầng vì thiếu ngủ, trên cái ban thờ nhỏ để di ảnh thằng Hùng, hương nhang nghi ngút khói.
Bà Bào chào hỏi rồi tiến đến thắp thêm cho thằng Hùng một nén hương rồi quay ra thở dài nói:
— Bà ạ. Chuyện của thằng Hùng tôi cũng rất lấy làm tiếc cho nó. Giờ thằng Hùng cũng mồ yên mả đẹp rồi, nhưng mà thằng con trai của tôi đêm nào nó cũng mơ thấy thằng Hùng hiện về báo mộng, nói là có người đến bắt nó… Rồi luôn miệng gọi Tin ơi, cứu tao… Thằng Tin con tôi cũng vì chuyện này mà trở nên điên loạn, bị ám ảnh đến mức chẳng còn tỉnh táo.
Bà Lập đưa ngón tay đẩy gọng kính nhìn bà Bào. Bà cũng hiểu nỗi lòng của một người mẹ lo lắng cho con là như thế nào. Suốt cả tuần nay, không một đêm nào bà được ngon giấc, bà cũng mơ thấy đứa con trai đã chết của mình hiện về báo mộng, nói những lời y như bà Bào vừa mới kể.
Đóng cuốn sổ lại, bà Lập nhìn lên ban thờ của thằng Hùng một hồi rồi quay sang nói:
– Tôi cũng là vì thế mà ngày ăn không ngon, đêm ngủ không yên đây. Còn đang không biết có phải là tôi lo nghĩ nhiều quá nên đêm nằm mộng mị hay không. Nhưng nghe lời bà vừa nói, tôi cũng thấy bất an. Mà thằng Hùng nhà tôi nó lại mất ngay ở chỗ gốc si già có ma. Tôi chỉ sợ..
Bà Bào gật đầu:
– Vâng. Vậy nên hôm nay tôi mới sang nhà bà để cùng bàn xem ta có nên đi coi thầy để xem thầy bảo sao. Chứ cứ để tình trạng này tiếp diễn, chắc tôi cũng phát điên lên mất.
– Tôi là cũng có ý định ấy đây. Đang tính thu xếp để chiều nay đi. Nhưng bà đã sang đây rồi, thôi thì ta cùng đi luôn cho sớm sủa.
Nói dứt lời, không đợi phản ứng của bà Bào ra sao, bà Lập cầm điện thoại lên book một cuốc taxi đến nhà ông thầy mà bà đã được mấy người mách nước là xem chuẩn lắm.
Sau hơn một tiếng ngồi xe, cả hai bà đã dừng chân trước cửa nhà ông thầy cúng. Tài xế taxi lái xe đi tìm một quán nước ngồi chờ để chở hai vị khách này lượt về.
Nghe đồn là ông thầy này có tiếng lắm, nhưng đến nơi lại chẳng có lấy một mống khách nào, cửa cổng bằng gỗ đóng im lìm, chẳng nhìn thấy được gì bên trong.
Hai bà thất vọng thở dài thườn thượt, đang tính gọi điện cho taxi chở về thì bất chợt cánh cổng từ từ hé mở. Một âm thanh trầm trầm từ trong vọng ra: