Truyện Ma Hồn Thiêng Sông Núi - Chương 1
Đêm nay, tại căn chòi đơn sơ được lập bằng những nếp cỏ chanh, nom có vẻ cũ mèn theo năm tháng. Nơi ấy ánh đèn dầu hiu hắt chiếu lên vách tường bóng của một người phụ nữ lớn tuổi đang chuẩn bị từng vắt cơm nắm cho những đứa con chưa một lần sinh ra của mình.
Người đàn bà ấy người ta không biết tên thật là gì, họ chỉ gọi bà với cái tên trìu mến là ‘bu”. ( tức là mẹ ). Hoặc cũng có người một số người hàng xóm gọi là bà Năm.
Nói về bà Năm, tính đến giờ thì bà cũng đã trải qua hơn 70 năm cuộc đời. Ở cái tuổi này đúng ra bà cũng đã có thể an hưởng tuổi già bên con cháu. Nhưng không chiến tranh giặc giã đã không để cho bà hay bất cứ người mẹ nào trên mảnh đất này được cái hạnh phúc bình dị ấy.
Thực ra thì ngày xưa bà Năm cũng có một gia đình nhỏ. Bà và chồng, người ta hay gọi là ông Tư đánh cá, bởi chồng bà là con thứ tư trong gia đình có 9 anh em trai, lại chuyên đi làm nghề đánh cá mưu sinh. Sau mấy năm tìm hiểu rồi về chung một mái nhà, cuộc sống của hai vợ chồng cứ thế êm đềm trôi qua. Ông ngày ngày đi chài lưới, bà thì ở nhà trồng dâu nuôi tằm.
Sau vài Năm, hai vợ chồng ông Tư Cá cũng đón chào đứa con đầu lòng. Bà còn nhớ hôm ấy, người chồng của mình ẵm đứa bé trên tay hạnh phúc đến vỡ òa.
_ mình đặt tên cho nó là Bảo u nó nhé.
Rồi ông Tư lại thơm vào má đứa con trai của mình.
_Bảo, con là gia bảo của thầy bu.
Bà Năm thấy vậy khẽ gật đầu, miệng nở một nụ cười hạnh phúc. Rồi đón lấy thằng cu Bảo cho nó hưởng những giọt sữa non đầu đời.
Cuộc sống của cái gia đình nhỏ bé ấy cứ ngỡ rằng sẽ trôi qua êm đềm. Nhưng mọi thứ lại không như mong đợi, năm đó quân ngoại bang sang xâm chiếm nước ta. Chúng tự cho mình cái quyền trà đạp lên người dân với cái danh phận là người của mẫu quốc.
Rồi đám tham quan cũng hùa theo đó một đàn nghĩ ra đủ các thứ siu thuế, nào nhà nào đất. Đến chết rồi vẫn phải ra đình đóng siu, khiến cho dân tình lầm than vô số.
Các cụ hay bảo tức nước vỡ bờ, người dân làng sau bao nhiêu lần lầm than vì cái cảnh một cổ hai tròng, họ không chịu nổi nên đã đứng dậy đấu tranh chống lại. Nhưng khi đó lực lượng còn non trẻ cho nên sau vài cuộc càn quét của lũ giặc tây phương, nhóm khởi nghĩa bị bọn chúng bắt về gốc đa đầu làng xử bắn để thị uy với đám dân đen.
Trong số những người bị chúng xử tử hình hôm ấy có cả ông Tư chồng bà. Nhận được cái tin dữ ấy chả khác nào sét đánh ngang tai, nó khiến cho bà như chết đi một nửa linh hồn. Và còn đau lòng hơn nữa là cái lũ xâm lăng kia chả để cho xác chồng bà và những người dám đứng lên chống lại bạo tàn được yên. Sau khi nổ súng giết họ, chúng treo xác tất cả những người chồng, người cha ấy lên ngọn cây đa để mặc cho kiến tha quạ mổ. Nhằm mục đích thị uy với cái đám dân đen để cho biết thế nào là uy quyền của mẫu quốc.
Người dân trong làng thấy chúng làm vậy thì càng thêm căm phẫn và thương cho những người dám đứng lên chiến đấu cho quê hương. Họ rất muốn đưa xác những người con ưu tú của xóm làng ấy xuống nhưng bọn tây dương chúng nó cho lính lệ tay lăm lăm súng ống canh gác ngày đêm. Nhất quyết không cho người dân an táng những người xấu số kia. Khi ấy bà Năm chỉ biết ẵm thằng cu Bảo đứng từ xa mà vái vọng về phía xác chồng.
Thằng con bà năm đó lên ba tuổi, thấy xác thầy mình ở đằng xa thì cứ một mực đòi mẹ nó ẵm đến. Không được nó lại khóc ngặt khóc nghẽo, thiệt phải nói trông đau thương không thể tả bằng lời. Rồi vài tuần trôi qua, xác của ông Tư và những người xấu số treo lủng lẳng trên ngọn đa bắt đầu bước vào quá trình phân hủy mạnh. Kéo theo từng đám ruồi nhặng đến đẻ trứng tạo ra những con giò trắng muốt thi nhau mà đục mà khoét trên từng thớ thịt thối rữa.
Mùi xú uế từ đó cứ thế theo gió mà bay đi khắp làng, rồi tìm đến đồn tây khiến cho cái đám mắt xanh mũi lõ và mấy cụ hương cụ lý mắt ăn mất ngủ vì cái mùi hôi thối. Lúc này tụ nó đành phải cho lính khố đỏ đem xác những tử tù kia ra một cái hố chôn tập thể vùi xuống đó rồi bỏ về.
Truyện hay nha
Hi
Rất hay và ý nghĩa