Trở về thế kỉ 14 - Chương 31: Luyện thép
Chương 31: Luyện thép
Thị sát xong tiến độ xây dựng lò cao, Trần Nhật Thanh nghỉ ngơi ăn trưa, buổi chiều lập tức đến đến địa điểm thứ 2 trong hành trình ngày hôm nay, lò luyện thép. Không sai, cùng với kiến tạo lò luyện gang hắn sao có thể quên sản phẩm hạ du của nó là thép chứ, dứt khoát một lần kiến tạo cùng lúc.
Thép và gang đều là hợp kim của sắt và cacbon nhưng dựa theo hàm lượng khác biệt mà có tính chất rất khác nhau, gang có hàm lượng cacbon cao 2% dẫn tuy cứng nhưng lại giòn vô cùng dễ gãy ,ngược lại thép có hàm lượng cacbon thấp hơn 2%,khối lượng nhẹ hơn ,tính dẻo dai được tăng cường. Vì có những tính chất này nên thép là vật liệu được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp mà điển hình nhất là công nghệ quân sự Thép mặc dù ứng dụng vô cùng lớn nhưng có đặc điểm vì phải khống chế lượng cacbon ở mức tương đối thấp dẫn đến vô cùng khó sản xuất, phải tiếp tục xử lý gang rất công phu mới có được, cái mà thợ rèn xưa kia gọi là thiên chuy bách luyện nói đến tột cùng bản chất tột cùng thực ra cũng là quá trình biến từ gang sang thép mà thôi. Có thể nói thời đại này thép của các quốc gia cơ bản đều dựa vào thợ rèn từng búa từng búa gõ ra,căn bản không có bao nhiêu,phần lớn chế phẩm sắt đều là gang. Nhưng Trần Nhật Thanh với lò luyện thép này sắp đánh vỡ thực tế này.
Lò luyện thép Trần Nhật Thanh xây dựng chính là trong lịch sử đại danh đỉnh đỉnh lò bằng luyện thép Siemens-Martin, do hai kỹ sư Carl Wilhelm Siemens người Đức và Pierre-Émile Martin người Pháp cùng nhau phát triển.Lò bằng Siemens-Martin trong lịch sử luyện kim đã thống trị ngành sản xuất thép đến nửa sau thế kỉ 20 mới lạc hậu dần bị đào thải , thậm chí Trần Nhật Thanh đời trước đến thế kỉ 21 công nghệ bùng nổ ,lò này vẫn còn chưa bị đào thải hoàn toàn ,rất nhiều nước như Ukraine còn sử dụng nó luyện thép đâu ,có thể thấy tính ưu việt công nghệ.
Với việc sử dụng lò bằng,Trần nhật Thanh có thể tự tin mình đã đưa trình độ luyện thép Đại Việt phát triển không hề thua kém các đại cường quốc châu Âu thế kỉ 19 nếu không phải tính đến lò thép của hắn sử dụng vật liệu xây dựng hoàn toàn là từ phương pháp ,hơn nữa các thiết kế phụ trợ vì hắn không nhớ mà hoàn toàn là con số 0 hiệu suất so với bản gốc có chút không bằng hắn cũng dám mang nó ra so thử với trình độ châu Âu trong 2 cuộc thế chiến một lần
Lò được thiết kế với một khoang nấu thép lớn cùng 4 khoang để dẫn khí đốt đun nóng và không khí vào lò luyện thép phân biệt là 1 khoang dẫn khí đốt,một khoang dẫn không khí, 2 khoang dẫn khí thải được dùng để dẫn khí quay vòng lại lợi dụng nhiệt lượng nóng của luồng khí thải thiêu nóng luồng khí mới mẻ được bơm vào lò trông qua trung gian truyền nhiệt là các lớp gạch chịu lửa trước khí thải ra ngoài qua ống khói.
Đây cũng là một nguyên nhân vì sao Trần Nhật Thanh mãi đến hiện giờ mới kiến tạo lò luyện thép. Không có gì khác,hắn bắt buộc phải sử dụng gạch chịu lửa mới có thể làm được bước thu hồi nhiệt lượng khí thải này, chỉ có gần đây theo gia tộc của hắn kiểm soát mỏ quặng cao lanh và bauxite, từng viên gạch cao nhôm được sản xuất ra,thời cơ mới thành thục.
Đến nỗi không cần gạch chịu lửa có thể kiến tạo lò bằng không,thực tế là có, lò bằng nguyên bản tiền thân là lò phản xạ ra đời cuối thể kỉ 18 phát triển lên, lò phản xạ lúc đấy cũng không cần cái gì gạch chịu lửa, ngạch cửa công nghệ cũng khá thấp. Nhưng nếu hắn áp dụng lò phản xạ chỉ có thể trơ mắt nhìn nhiệt lượng khí thải bị bạch bạch lãng phí,hiệu suất so với lò bằng tụt xuống rất mạnh,rất hao phí than đá và kéo dài thời gian luyện thép.
Kỳ thực nếu Trần Nhật Thanh muốn bạo sản lượng thép lò bằng cũng không phải lựa chọn tối ưu, lò thổi khí của Henry Bessemer người Anh phát minh năm 1856 có tốc độ ra thép nhanh hơn đáng kể.
Nhưng lò Bessemer có một nhược điểm trí mạng,khí thổi vào lò là không khí thành phần không thuần nhất,cố nhiên là có khí oxi nhưng càng nhiều hơn là khí nitơ vì lò thổi trực tiếp vào dòng nước thép nóng chảy dẫn đến thép ra lò bị nhiễm quá nhiều nitơ bên trong, trở nên vô cùng giòn, khả năng chịu áp lực kém. Nếu đem thép này đi chế tạo hỏa khí nhất là tạo đại pháo thì kết quả cuối cùng rất có khả năng là pháo binh trên chiến trường vừa khai hỏa ,đại pháo đột nhiên tạc thang,mang theo pháo binh cũng nhau biến thành từng mảnh.Thế nên Trần Nhật Thanh đời trước đọc một tiểu thuyết có nhân vật chính chơi pháo thép Bessemer đấu pháo đè ép pháo đồng liền suýt cười rớt quai hàm.Ngươi nha cùng người ta đấu pháo, trừ khi thêm đường kính dày nặng hơn nhiều nếu không trong tình hình kích cơ như nhau tuyệt đối là pháo thép kém chất lượng của ngươi trước tạc thang đưa ngươi đi chuyển kiếp, người ta vẫn còn tưng bừng nhảy nhót đâu.
Trần Nhật Thanh đầu óc vẫn bình thường,não không bị rút gân, tự nhiên không thể lấy tính mạng binh sĩ của mình nói giỡn, rất tự nhiên mà lựa chọn từ bỏ lò Bessemer. Thực tế trong lịch sử lò bằng Martin cuối cùng cũng vì chất lượng thép sản xuất ưu tú mà thay thế lò Bessemer mãi đến khi kỹ thuật phát triển có thể sản xuất ra lượng lớn oxi thuần khiết thay thế cho vai trò của oxi trong quy trình Bessemer, lò oxi cơ bản-phiên bản thăng cấp của lò Bessemer mới lật bàn, cùng lò hồ quang điện trái ngược lại đào thải lò bằng. Nên công nghệ phát triển rất nhiều lúc là không tuyến tính theo một quỹ đạo thẳng tắp như người ngoài tưởng tượng,mà đầy đường ngang ngõ tắt,rất nhiều phát minh hiện đại tiên tiến thực ra lại có thể là dựa trên những lý niệm từ rất xa xưa chẳng hạn như xe phóng rocket hiện đại thực tế đã có tiền thân được người Triều tiên và người Ấn Độ sử dụng từ lâu.
Xuyên suốt dòng lịch sử tốc độ phát triển của hỏa khí thực tế bị trói buộc bởi những thứ cơ bản như chất lượng thép nhiều hơn là vấn đề lý niệm . Rất nhiều thứ không có cơ sở không làm được,có cơ sở thì một sự thông vạn sự thông. Mà với chiếc lò thép vượt thời đại này , Trần Nhật Thanh tin tưởng không bao lâu quân đội của mình sẽ sử dụng hỏa khí sẽ có bước nhảy vọt khủng khiếp, có thể nói là một cuộc cách mạng
Trong lúc Trần Nhật Thanh đang thỏa sức mơ tưởng về tương lai thì ở xa xôi phía Nam, kinh đô Chiêm Thành Vijaya hay còn được người Việt gọi là Đồ Bàn, một sự kiện lớn đã xảy ra, người cai trị Chiêm Thành, vua của các vị vua ,Ma Kha Trà Hòa (Maha Sawa )qua đời,em rể, con út của cha vợ hắn, tuổi còn trẻ Po Binasuor kế vị. Đứng trên tháp cao, người thanh niên Po Binasuor dưới lời thề nguyện trung thành của quý tộc cùng tiếng reo hò của bình dân mang lên vương miện, chính thức trở thành vị vua thứ 39 của Chiêm Thành. Hắn đưa ánh mắt nhìn về phương Bắc xa xôi, trong lòng hiện lên đấu chí mãnh liệt.
Hắn sẽ được người Việt biết đến với cái tên Chế Bồng Nga