Trở về thế kỉ 14 - Chương 14: Năm khó khăn
Chương 14: Năm khó khăn
Thiệu Phong năm 15, 1355 lịch Công nguyên
Trần Nhật Thanh đã ở Thăng Long đã một năm. Một năm trước ,ngay sau khi hắn được Trần Phủ triệu kiến khoảng một tuần, trên triều hội ,Trần Phủ ngay trước mặt bá quan văn võ dâng lên chữ Quốc ngữ và hệ thống ngữ pháp mới gây oanh động toàn triều. Thượng hoàng long nhan đại duyệt đích thân đề thơ khen ngợi Trần Phủ,trọng thưởng rất hậu.
Các văn thần nhao nhao khen tặng nào là Hữu Tướng Quốc là hiền thần đương thời, là vương tá chi tài , là Văn Khúc tinh hạ phàm, có kẻ nịnh nọt còn lớn tiếng hô lên Hữu Tướng Quốc nên lá Đại Việt Văn Tổ , nói chung là muôn màu muôn vẻ. Trong triều một mảnh lạc quan, xưng là điềm lành xuất hiện báo hiệu thái bình xuất hiện.
Bất quá ông trời không chiều lòng người , bước vào mùa đông năm 1354 ,tin tức xấu liên tục truyền đến. Tháng 11 sau khi đánh bại quân Chiêm, ổn định biên cương, Trương lão Trương Hán Siêu trên đường về kinh cảm nhiễm phong hàn. Trương lão tuổi đã cao, cơ thể rất nhanh suy yếu , không chống chọi lại bệnh tật mà qua đời. Tin tức truyền về, triều đình chìm trong bi thống, Trần Nhật Thanh cũng xúc động ai thán số phận trêu ngươi, dù chỉ có duyên gặp mặt một lần nhưng lão nhân này để lại cho hắn ấn tượng rất tốt, ơn tri ngộ của Trương lão Trần Nhật Thanh cũng là trong lòng khắc sâu. Nghe nói vua Chiêm Trà Hòa trên đường rút tàn binh bại tướng về nghe tin Trương Hán Siêu đã chết vui vẻ đến vỗ dùi cười lớn, thất bại uể oải không còn sót lại chút gì.
Triều đình còn chưa từ trong cái chết của Trương Hán Siêu phục hồi lại, tin dữ lại tiếp tục truyền đến. Tháng 12 năm Thiệu Phong thứ 14, một kẻ tên Lễ tự xưng là cháu ngoại Hưng Đạo Đại Vương tụ tập gia nô bỏ trốn của các vương hầu , phất cờ tạo phản ở Lạng Giang, thanh thế to lớn,hoành hành ngang ngược quan phủ chống không nổi, chỉ có thể co đầu rút cổ trong phủ thành bỏ mặc mảng lớn vùng quê cho phản quân cướp phá. Tên Lễ này có phải cháu ngoại của Hưng Đạo Đại Vương không, Trần Nhật Thanh không biết, chỉ biết Thượng hoàng nổi giận lôi đình, đích thân triệu đại diện chi họ Hưng Đạo Đại Vương từ Chí Linh đến Bắc Cung( cung của Thái Thượng hoàng) quát mắng té tát ,sau đó truyền ra tin tức phản quân cùng chi họ Hưng Đạo Đại Vương không có chút quan hệ nào.
Triều đình khẩn cấp thương thảo đối sách, vì nhân tuyển đại tướng bình loạn mà tranh cãi không thôi thì ông trời như cảm thấy khó chịu với triều đình Đại Việt tiếp tục tung ra những đòn chí mạng. Mùa xuân tháng 2 năm Thiệu Phong thứ 15 ,núi Thánh Chúa ở Trà Hương lở, đất đá trôi chôn lấp đồng ruộng làng mạc, người chết mất tích bị thương nhiều vô số, sau tai nạn dịch bệnh và nạn đói đồng thời kéo đến làm dân chúng địa phương càng thêm dậu đổ bìm leo. Triều đình chưa kịp điều lương cứu tế Trà Hương, tai nạn mới lại đến. Một trận động đất lớn tàn phá lãnh thổ Đại Việt, riieng ở kinh thành Thăng Long có đến hơn trăm căn nhà bị đổ sụp, số người bị tàn tích vùi lấp, bị đá vụn gỗ vụn văng bị thương sơ bộ tính toán lên đến 400 người, thiệt hại tài sản càng khó có thể đong đếm .
Sóng này chưa qua sóng khác lại khởi, bước vào tháng 3, bầu trời không một gợn mây, ánh nắng chói chang, suốt mùa hạ không có lấy một giọt mưa, ao hồ khô cạn thấy đáy, trong ruộng đất đai nứt nẻ, lúa nước đang trổ đòng nhao nhao chết héo, một vụ mùa bị tuyệt thu, nông dân nhao nhao phá sản, bán vợ đợ con, lưu lạc đi tha phương cầu thực. Đến mùa thu tháng 7, cuối cùng sau bao mong chờ , mưa rốt cuộc đến nhưng lượng nước sao, có chút nhiều, mưa to liên tục nhiều ngày, các châu phủ bị thiệt hại nặng nề, rất nhiều nơi còn bị mưa lũ cô lập mất đi liên lạc.Trước tình hình thiên tai, Thượng hoàng đích thân làm gương giảm ăn vận động các nhà quyền quý cứu tế người đói xong tác dụng sao, chỉ có thể nói có chút có còn hơn không, các vương hầu bày tỏ chúng ta cũng không dư dả, nuôi gia nô tư binh, duy trì lễ nghi thể diện của vương hầu cái nào không tiêu tiền tiêu lương, chưa kể nhiều vương hầu còn thích thanh sắc khuyển mã, cưỡi ngựa, đá gà, bắn chim , dắt chó không món nào không tinh thông , đào đâu ra lương thực mà cứu tế ,nên ở các châu phủ người chết đói lưu lạc nơi nơi có thể thấy được, những hố chôn người được vùi qua loa ai oán kể ra bi thảm của kiếp người hèn mọn như cỏ cây, gió thổi qua liền tảng lớn ngã đổ,từng hàng huyết lệ đầm đìa chỉ đổi lấy dăm câu vài lời được ghi lại trong sử sách.
Đối với nạn đói hoành hành Trần Nhật Thanh cũng chỉ có thể thương mà không giúp gì được. Mặc dù nhà hắn cũng rút ra lương thực làm lều cứ tế nạn dân, Trần Nhật Thanh còn tự thân viết thư về Thanh Hoa cho Trần Nhật Chiêu huy động lực lượng hai nhà nội ngoại phát lực cứu tế an trí nạn dân song so với ngàn ngàn vạn vạn dân đói ngoài kia, số được cứu cơ bản chỉ là con số lẻ không đáng giá nhắc tới. Cá nhân hắn đã tận lực còn nhưng vường hầu khác không phải hắn có thể chỉ huy được, hắn cũng không thể cầm đao dắt binh đến nhà họ thu lương , dù sao mông quyết định đầu, xuất thân của hắn là quý tộc không phải là dân nghèo cùng đinh, các vương hầu cùng hắn mới là một loại người, hắn căn bản không có khả năng phản bội lại tầng lớp của mình, trở thành công địch của các vương hầu, làm cái gì cướp giàu chia nghèo, lại nói hắn cái chân nhỏ tay nhỏ này đánh cũng đánh không lại người ta đâu, mười cái hắn đưa đến cửa cũng không đủ người ta chém. Khổng tử còn từng nói “Quân tử tìm cách cứu người, không thể tự hãm hại thân mình” , nên vì cái mạng nhỏ của mình ,hắn Trần Nhật Thanh với quần chúng nhân dân lao động chỉ có thể nói xin lỗi.
“Sư đệ lại thất thần chuyện gì vậy?”
Một giọng nói từ bên cạnh vang lên
Trần Nhật Thanh nhanh chóng hồi phục, trả lời:
“Không có gì, chỉ là rời quê một năm có chút nhớ cha mẹ”
“Đệ có hiếu tâm, thật là đáng quý nhưng đời người không thể vĩnh viễn núp dưới che chở của cha mẹ, chim ưng con cũng có lúc phải trưởng thành, rời đi bảo hộ, đi sáng lập vùng trời thuộc về riêng bản thân mình”
Một giọng nói khác lại tiếp lời
“Hai vị sư huynh dạy phải ,đệ xin lĩnh giáo”
Chủ nhân hai giọng nói này là hai vị sư huynh của Trần Nhật Thanh , cùng là học trò của Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh tự Nghĩa Phu cùng Lê Bá Quát tự Bá Đạt đều đang làm chức lớn trong triều, theo quỹ đạo lịch sử hai người sau này sẽ trở thành Nhập nội hành khiển thay thế vai trò của các lão thần trở thành thủ lãnh đời kế tiếp của văn sĩ trong triều.
“ Đúng, đệ thấy sao về chuyện hôm qua hoàng cung bị sét đánh nghe nói cửa Triều Nguyên và hai cửa nách tả hữu đều bị đánh đến cháy đen, có phải chăng là trời cao đang cảnh báo gì cho triều ta?”
“Hai vị sư huynh quá đánh giá cao đệ, đệ tài hèn học ít nào có ý kiến gì, thiên ý thâm sâu khó đoán nào có dễ dàng luận giải. Ngay cả Khổng thánh cũng không nói chuyện quái ,lực, loạn thần, thiên ý thế nào theo đệ thấy cũng không phải chúng ta có thể đoán được”
Trần Nhật Thanh trong lòng chửi bậy. Đổng Trọng Thư thật là độc hại đời sau quá nặng. Hắn sáng lập học thuyết “thiên nhân cảm ứng” cho rằng người và trời có cảm ứng tương quan lẫn nhau, nên trời sẽ ảnh hưởng đến người và ngược lại biến động trong xã hội loài người cũng sẽ ảnh hưởng đến trời thể hiện qua thời tiết thiên nhiên. Từ đó hắn tiến tới thiết lập “thiên nhân hợp nhất”, điều chỉnh hành vi , trật tự xã hội loài người cho hợp với “đạo trời”. Từ học thuyết của hắn , người ta lý giải rằng thiên tai mất mùa đói kém dịch bệnh đều do hoàng đế thất đức nên trời cao mới giáng xuông để cảnh báo.Các triều đại về sau đều y theo đó mà tin tưởng không nghi ngờ.Thời Đường Thái Tông có sét đánh trúng hoàng cung, nạn châu chấu nổi lên, quần thần nhao nhao chỉ trích làm Lý Thế Dân phải trước toàn dân hạ chiếu tự cáo tội mình,ăn sống châu chấu, chảy nước mắt mà cầu khẩn nếu ông trời có giáng tội thì trị tội mình trẫm đừng hại con dân của trẫm.
Thời Minh Mạng năm 1825 có hạn hán kéo dài , cầu mưa mãi không được, tâm sự với cận thần:
“Hai ba năm nay đại hạn luôn, Trẫm nghĩ mà chưa rõ cớ gì. Hay vì con gái bị giam hãm trong cung nhiều, âm khí uất tắc nên thế chăng?”
Có những ví dụ như vậy không lạ gì việc rất nhiều người đang ngầm suy diễn thiên tai một năm qua nhất là việc sét đánh hoàng cung hôm trước thành ông trời đang cảnh cáo Dụ Tông thất đức mà cố ý giáng xuống.Đối với những người này ,Tràn Nhật Thanh rất muốn nói thiên tai hạ xuống cùng hoàng đế có nhân đức hay không quan hệ cái rắm, mặc dù Dụ Tông đúng là thất đức song ông trời cũng không phải chọn người thất đức mà đánh, bị đánh trúng căn bản do ngươi xui xẻo mà thôi, còn tại sao có thiên tai nhiều thì do hiện tại là thời kỳ Tiểu băng hà , núi lửa phun trào ra tro bụi vào tầng khí quyển cản ánh nắng mặt trời gây ra biến đổi hình thành các hiện tượng thời tiết cực đoan,đồng thời các mảng kiến tạo trên bề mặt Trái Đất cũng tiến vào thời kỳ vận động mạnh gây ra động đất ở nhiều nơi, không cái nào cùng đức độ của hoàng đế có một phân tiền liên hệ. Nhưng không có cách nào ,chuyện mê tín này đến hiện đại còn không ít người u mê tin tưởng nữa là thời đại hiện giờ khoa học chưa phát triển, hắn giảng giải cũng không có người tin, nói cũng nói không rõ.