Trở về thế kỉ 14 - Chương 11: Bái kiến Chu Văn An
Chương 11: Bái kiến Chu Văn An
Một ngày mùa thu tháng 7, xe ngựa chầm chậm dừng lại trước 1 trạch viện . Trạch viện khá nhỏ , trước cửa cũng không có trang trí, không treo biển , vẻ ngoài hiện ra có chút keo kiệt. Nhưng nơi này chính là nơi ở của đương thời đại nho, Tư nghiệp Quốc tử giám, Chu Văn An
Hai thân ảnh một già một trẻ bước xuống xe. Một tên người hầu tiến lên đón tiếp:
“Bẩm Thái úy đại nhân,xin đi theo tiểu nhân, lão gia nhà tiểu nhân đã chờ rất lâu”
“Được , ngươi dẫn đường đi”
Hai người theo người hầu tiến vào trong trạch viện. Hai người này không ai khác chính là ông cháu Trần Nhật Khôi , Trần Nhật Thanh.Đi cũng không lâu, người hầu dừng bước chân:
“Đại nhân ,lão gia ở trong sân, thỉnh”
Trần Nhật Khôi dẫn Trần Nhật Thanh bước vào trong sân, một lão văn sĩ đứng lên nghênh đón
“Thái úy trăm công nghìn việc còn rút thơi gian đến thời gian đến hàn xá, thật là rồng đến nhà tôm,An đón tiếp không được chu đáo, mong đại nhân thứ tội”
“Ha ha. Tiên sinh nói gì thế , tiên sinh là bậc đức cao vọng trọng, ta bất quá là nhờ phúc đức tổ tiên mới có địa vị hôm nay, nào dám nói chuyện trách tội”
Vừa nói Trần Nhật Khôi liền đánh mắt ra hiệu cho Trần Nhật Thanh
“ Tiểu sinh Nhật Thanh bái kiến Linh Triệt tiên sinh”
Trần Nhật Thanh ăn mặc bộ dáng văn sĩ quần áo có chút thù rộng, khom người hành lễ
“Công tử xin đừng đa lễ, Chu Văn A nâng Trần Nhật Thanh dậy
Cổ nhân đến thăm nhà nhau không đơn giản như người hiện đại, muốn đến thăm nhà trước đó phải phái người đến thông báo trước cho chủ nhân, chủ nhàn hồi đáp lại hẹn ngày gặp mặt mới được đến thăm.Đột ngột đến nhà không báo trước cho chủ nhân chuẩn bị tiếp đón sẽ bị đánh giá là bất lịch sự.
Cũng như vậy người xưa xưng hô cũng có quy tắc . Theo lễ nghi quan lại quý tộc văn sĩ ngoài tục danh được cha mẹ ông bà đặt khi sinh ra thì khi đến tuổi trưởng thành sẽ lấy tên tự. Tên tự thường do cha mẹ hoặc bề trên đặt cho, cũng có khi do chính bản thân tự đặt. Việc đặt tên tự là chứng tỏ người đó bắt đầu được mọi người trong xã hội công nhận và tôn trọng.
Tên tự có thể là giải thích và bổ sung cho tục danh ,căn cứ vào tục danh để chọn từ tương ứng mang ý nghĩa liên quan và phụ trợ , như: Gia Cát Lượng nhà Thục thời Tam quốc, tự là Khổng Minh (lượng là sáng còn khổng minh là rất sáng); Bao Chửng thời Bắc Tống, tự là Hy Nhân (chửng là cứu giúp còn hy nhân là mong làm điều nhân đức) hoặc lấy câu trong sách cổ như Tào Tháo thời Tam quốc, tự là Mạnh Đức lấy từ câu trong Tuân Tử: “phù thị chi vị đức tháo” hoặc lấy tự để biểu ý như tên tự của Trần Nguyên Đán là Băng Hồ lấy từ câu “Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ “(một tấm lòng trong trắng trong bình ngọc) để tỏ thể hiện tấm lòng của mình với triều Trần.
Khi nam giới đã đến tuổi trưởng thành có tên tự ngoại trừ bản thân người đó tự xưng thì chỉ có người thân cận như cha mẹ ông bà vợ chồng có thể gọi bằng tục danh. Khi đó trong quan hệ xã giao mọi người sẽ gọi người đó theo tên tự chứ không gọi tục danh nữa thể hiện sự tôn trọng. Thời cổ xưng hô người khác bằng tục danh sẽ bị đánh giá là cực kỳ vô lễ, điều này đến thời hiện đại không nhiều người hiểu biết , Trần Nhật Thanh đời trước đọc tiểu thuyết có nhân vật xưng hô Trần Khát Chân là Đức ông Trần Khát Chân , nếu đặt ở bối cảnh đời Trần hắn vững chắc sẽ được thưởng một roi ngựa vào đầu.
Nâng Trần Nhật Thanh, Chu Văn An cười nói:
“Công tử dung mạo tuấn tú, khí chất lịch sự, có phong phạm của Đào Chu Công”
“Ha ha, tiên sinh quá khen”
Trần Nhật Thanh gãi đầu có chút ngượng ngùng
“Được rồi, thỉnh Thái úy và công tử nhập tọa, chúng ta trò chuyện”
Chu Văn An nói xong dân hai ông cháu đến bên bộ bàn ghế , ba người phân biệt ngồi xuống.
“Chẳng hay Thái úy và công tử đến hàn xá có chuyện gì, có thể hay không cho An được biết?”
Chu Văn An thái độ ung dung nói
Trần Nhật Khôi cười :
“Chuyện là năm trước Trương lão phụng chỉ đi dẹp giặc, có từng ghé qua nhà ta, cùng Thanh nhi gặp mặt. Trương lão cảm thấy Thanh nhi cũng có chút tư chất, muốn tiến cử Thanh nhi sớm tiến vào Thái học, đồng thời muốn giới thiệu Thanh nhi làm học trò của tiên sinh”
Nói xong ra hiệu cho Trần Nhật Thanh
“Đây là vật Trương lão gửi cho tiểu sinh, bên trong là tín vật và thư”
Trần Nhật Thanh hai tay nâng hộp gỗ giao cho Chu Văn An
“Thái úy và ông tử xin chờ ta kiểm tra một chút”
Chu Văn An tiếp lấy hộp gỗ, nhìn thấy hộp bị phong kín,được ổ khóa khóa lại , sắc mặt hơi đổi, cầm hộp gỗ rời đi, bỏ lại ông cháu Trần Nhật Thanh chờ đợi
Chu Văn An mang theo hộp gỗ vào thư phòng, đến bên một chiêc tủ mở ra ngăn kéo, từ bên trong lấy ra một chiếc chìa khóa. Tra khóa vào ổ, lách cách, chiếc hộp được mở ra. Nhìn bên trong có một mộc bài cũng một phong thư xếp ngay ngắn, Chu Văn AN cầm thư mở ra niêm phong , chăm chú đọc thư. Những hàng chữ xuất hiện trong mắt Chu Văn An
“Linh Triệt , lão phu chuyến này phụng chỉ rời triều đi biên cương dẹp giặc, đã cảm thấy tinh lực không còn như xưa, cơ thể có chút không ổn,sợ là chuyến này không chắc có ngày trở về. Lão phu làm quan nhiều năm, trải mấy đời hoàng đế, các tiên đế và Thượng hoàng với ta có ơn tri ngộ, gặp thời buổi giặc ngoài xâm lấn, xã tắc khó khăn thiếu thốn nhân thủ, ta cũng đành cố lấy mà làm, mang bộ xương già này tiếp tục vì triều đình cống hiến chút sức lực. Nhưng ta lần này đi trong lòng vẫn không dứt được lo nghĩ. Thế đạo hiện nay quan gia chịu gian thần mê hoặc, trầm mê hưởng lạc, làm chuyện bại hoại nhân luân, bây giờ Thượng hoàng còn mà đã như vậy, sau này Thượng hoàng quy thiên quan gia tự mình chấp chính thì còn đến mức nào. Ta xem trong trong triều thế hệ sau nhân tài điêu linh, tôn thất bạc nhược , sợ tương lai nước nhà gặp họa nghiêng đổ. Bất quá ta nghe công tử cháu nhà Thái úy thông minh hiếu học ,trên đường có ghé qua phủ Thanh Hoa xem xét thực hư, thấy thật là kỳ lân trong người, mới ba tuổi mà tư duy vững vàng không thua người lớn, chăm chỉ học tập kinh sử, biết văn biết võ thật làm người kinh ngạc. Lão phu sinh lòng mến tài, sinh ý bồi dưỡng, ngặt nỗi tuổi tác đã cao ,lực bất tòng tâm. Nay lão phu tiến cử tiểu tử này vào Thái học cũng giới thiệu cho Linh Triệt ngươi làm học trò,hi vọng ngươi có thể dạy dỗ mầm non quý báu này trưởng thành, tương lai làm rường cột triều đình, kế tục chúng ta tiếp tục cống hiến cho xã tắc . Đấy cũng là chút tâm nguyện tuổi già của lão phu, mong Linh Triệt có thể thành toàn”
Nhóm lửa đèn dầu, thiêu hủy thư tín, Chu Văn An thở dài lẩm bẩm:
“Trương lão, An nhất định không phụ giao phó của ngài,nhất định sẽ bồi dưỡng công tử Nhật Thanh thành tài, xin ngài hãy yên tâm”
Nói xong cất bước ra khỏi thu phòng
Trở lại trong sân, hai ông cháu Trần Nhật Thanh không phải chờ đợi lâu. Một lúc sau, Chu Văn An trở lại chỗ ngồi sắc mặt ung dung nói:
“Ý của Trương lão, ta đã rõ”
Nói rồi quay sang Trần Nhật Thanh hỏi:
“Công tử có nguyện ý bái ta làm thầy?”
Trần Nhật Thanh không chút do dự đáp
“Tiểu sinh ngưỡng mộ tài học của Linh Triệt tiên sinh đã lâu ,sao lại không nguyện ý?”
Nói xong quỳ xuống hành lễ
“ Học sinh bái kiến thầy”
“Tốt, đứng lên đi từ nay con là học sinh của ta.”
Chu Văn An nâng Trần Nhật Thanh dậy cười hài lòng, lại nói với Trần Nhật khôi
“Thái học sẽ khai giảng vào mùng 8 tháng 8, trong Thái học có ký túc xá cho Thái học sinh từ các châu phủ. Thái úy đại nhân, An hi vọng lệnh tôn có thể vào ký túc xá chung sống cùng họ, không vì là đệ tử của An mà được ưu tiên .”
“Ha ha không có vấn đề gì, trươc khi tới đây Thanh nhi cũng đã nói là hắn bái tiên sinh làm thầy với tư cách một sĩ tử chứ không phải trưởng tôn nhà tôn thất, tiên sinh cư yên tâm”
“Vậy An cũng không có gì chất vấn nữa, công tử và Thái úy chút nữa sau khi làm lễ bái sư xong xin ở lại hàn xá dùng cơm.”
“Không có vấn đề gì, dùng cơm với tiên sinh là vinh hạnh của ông cháu ta”
Hai người ở lại nhà Chu Văn An lập bàn thờ Khổng tử, Trần Nhật Thanh hành lễ quỳ lạy bái sư , sau đó hai người cùng vợ chồng Chu Văn An cùng nhau dùng bữa trưa, chủ khách trò truyện vui vẻ, rồi mới cáo từ ra về.