Tình cha bên cửa tử - Chương 25
nhà nó ở cách chợ vùng biên mấy cây số.
Bà cụ trả lời rồi ho lên mấy tiếng, đoạn lấy ra cái đâm chầu giã ăn, xong bà lại hướng ánh mắt nhìn về phía tôi. Ánh đèn vàng treo trên nóc xe chiếu vào hai con ngươi của bà lão ấy, nó không có lòng trắng hay lòng đen mà chỉ là một lớp màn mờ đục. Khiến cho tôi cứ tưởng người trước mặt mình là một bà lão mù nếu bà ta không cất tiếng khều khào hỏi:
_ còn anh, anh muốn đi đâu
Tôi không biết trả lời làm sao liền nói đại:
_ con cũng muốn lên chợ vùng biên
Bà cụ gật đầu mấy cái xong dựa vào thành ghế tiếp tục nhai trầu. Tôi cũng định tranh thủ chợp mắt thì người khách kia hỏi:
_ anh cũng lên chợ vùng biên hả?
Tôi quay sang trả lời:
_ đúng rồi tôi muốn lên xem ở đó bán gì.
Người khách nọ, cười nhạt :
_ anh không biết, hay giả vờ không biết vây?
Tôi ngạc nhiên hỏi lại:
_ ủa chợ không bán đồ là sao vậy, tôi là người từ nơi khác đến nên không biết.
_ à chợ vùng biên thực chất là một điểm mà chúng tôi tổ chức mua vợ cho những người gọi là có chút kinh tế. Nhưng.
Nói đến đây anh ta dừng lại không nói thêm nữa, tôi cũng nghe tới chuyện mua bán dâu nhưng nơi gọi là chợ vùng biên thì tôi chưa nghe nói đến bao giờ.
_ anh nói sao, mua vợ ý anh là sao ?
_ thì những người đến với nhau ở cái chợ vùng biên đều là kẻ giàu bỏ tiền mua thân xác của những cô gái sống trong gia đình nghèo khó bần hàn, nói chung là vì hoàn cảnh mà phải bán thân làm vợ của con trai nhà quyền quý. Cũng có một vài cô gái con nhà lành bị bắt cóc về làm món hàng trao đổi.
Tôi nghe xong khẽ thở dài một tiếng rồi nói:
_ ừ, từ đây tới chỗ đó còn xa không?
Người khách nọ quay qua tôi trả lời:
_ từ đây tới chỗ đó, còn khoảng bốn giờ chạy xe nữa
_ ừ cảm ơn anh
Tôi trả lời rồi dựa lưng vào thành ghế, tranh thủ ngủ một giấc. Cho đến khi tôi nghe thấy bên tai tiếng tay tài xế nói lớn :
_ xe sắp tới chợ vùng biên rồi, ai xuống đáy chuẩn bị hành lý.
Vị khách kia lay vai tôi nói:
_ sắp tới nơi rồi, anh dậy đi
Tôi mở mắt nhìn vào cái đồng hồ đeo tay. Tôi chỉ nghĩ mình vừa mới chợp mắt được một xíu vậy mà đã hơn mười hai giờ đêm. Chiếc xe khách dừng lại vị khách nọ nhảy xuống xe, tôi cũng nhanh chóng theo chân anh ta. Tôi quan sát xung quanh một lượt, rồi quay sang hỏi:
_Đây là nơi họp chợ hả? sao tôi thấy vắng vẻ vậy ?
Anh ta chỉ về phía trước nói:
_ chợ không phải nằm ở đây đâu.
Nó còn cách chúng ta mấy cây số nữa, xe khách không thể đi vào đó được. Muốn đến được đó cách nhanh nhất là xin quá giang xe của người bản địa.
Nói xong, anh ta khoác balo lên vai tiến về phía trước. Chúng tôi tiếp tục đi bộ rẽ vào một con đường đất đỏ lầy lội. Đoạn đường này khá vắng vẻ, chúng tôi đã đi được hơn 30 phút mà vẫn không thấy một bóng người nào đi ngang qua đây cả.
Đôi dép lào mới mua của tôi từ nãy đến giờ bị đất bám chặt khiến cho nó trở nên nặng trịch. Bước chân của tôi mỗi lúc một khó khăn, người đồng hành với tôi cũng chẳng khá hơn là mấy. Lúc này cả hai người chúng tôi đều đã cảm thấy thấm mệt đành phải tìm một gốc cây để nghỉ chân lấy sức đi tiếp.
Tôi lấy một cục đá nằm gần đó cạo cho đất dính vào dép bung ra.
_ nãy giờ chẳng thấy cái xe nào vậy?
Nghe xong câu hỏi, anh ta dựa lưng vào gốc cây trả lời tôi:
_ thường thì xe của người bản địa, rất ít khi đi qua đây vào lúc này.
_ vậy họ thường qua đây, vào lúc nào?
_ tôi cũng không biết nữa, thường thì quá nửa đêm.
_ vậy chúng ta, phải đi bộ lâu không?
_ còn mấy cây số nữa, tầm này may mắn lắm mới gặp xe của họ đi ngang qua đây.
Ngồi nghỉ dưới gốc được mười lăm phút, chúng tôi lại tiếp tục hành trình đi đến chợ vùng biên của mình.
Đi đến gần ba giờ sáng chúng tôi mới đặt chân tới Chợ vùng biên. Đó là một ngôi làng nhỏ ven sông, với những ngôi nhà làm bằng ghỗ theo lối kiến trúc cổ xưa. Bên trong mỗi căn nhà đó không thắp điện mà chỉ để hai ngọn đèn cày, nhưng thứ ánh sáng phát ra từ những ngọn đèn ấy lại là một màu xanh lạnh lẽo. Người khách đi cùng thấy tôi có vẻ bỡ ngỡ quay sang nói:
_ đấy là những ánh đèn làm một chất liệu đặc biệt, chợ vùng biên này cần những thứ đó để thắp sáng cho nghi lễ kết hôn.
_ kết hôn, tại sao lại phải dùng thứ ánh nến kỳ lạ vậy ?
_ bởi những cặp đôi ấy đâu phải người sống.
Anh ta lạnh giọng nói, khiến cho sống lưng của tôi như có một luồng điện chạy qua:
_ ý ý anh là ?
_ thì đây thực chất là một nơi người ta tổ chức minh hôn cho những công tử nhà giàu chẳng may bị chết sớm. Những gia đình hào môn ấy không muốn cho con trai mình là linh hồn cô đơn vất vưởng cho nên…
Nghe đến đây tôi gật đầu tỏ vẻ biết rồi, bởi minh hôn tôi cũng nghe rất nhiều, nhưng tôi chỉ nghĩ đó là một hủ tục đã bị loại bỏ từ lâu. Không ngờ nó lại xuất hiện ở đây và cũng có thể một lát nữa tận mắt tôi sẽ được chứng kiến.
Chúng tôi đang nói chuyện thì có một cái thuyền hoa lướt nhẹ trên sông ngang qua chỗ chúng tôi đang đứng.
_ đó là một nghi lễ đưa cô dâu qua sông.
Người đi cùng tôi chỉ tay về con thuyền đó nói, tôi cũng mau chóng hướng ánh mắt nhìn về phía con đò. Thấy trên đó có một ông lão mặc