Thắp Đèn Trung Thu - Chương 1
Làng Kim An nằm ở một vùng quê hẻo lánh cách thủ đô 300km về phía bắc. Gọi là làng chứ thực chất ơi này chỉ có hơn chục nóc nhà quây quần lại với nhau, trông chúng chẳng khác gì mấy túp lều tạm bợ.Chỉ có duy nhất một ngôi nhà của bà thầy bùa Nậu được xây bằng gạch nung nằm ở cuối làng. Và ngôi nhà ấy cũng chẩn biết được bà ấy dựng lên từ bao giờ.
Theo lời kể của người dân làng Kim An thì cách đây ba năm họ là những kẻ lang thang vất vưởng vì nạn đói lịch sử. Sau chuỗi ngày dài lê tấm thân tàn đi xin ăn mà vẫn không có một chút lương thực nào để lấp cái bụng đói, cuối cùng không còn đủ sức lết đi họ đành phải nằm lại một gốc đa ven đường chờ chết.
Cái gốc đa ấy trải qua hơn một tuần trăng thôi đã trở thành nơi tụ tập của tất cả những động vật ăn xác sống. Chúng kéo đến vì cái mùi xú uế từ người sống lẫn những xác chết đang phân hủy. Mà cái lũ súc vật đó cũng chẳng thèm quan tâm ấy là người còn sống hay kẻ đã chết. Cứ thế lao vào moi gan móc ruột ra thưởng thức bởi giờ này có sống cũng chả còn sức mà chống cự. Thôi thì mặc kệ cho chúng tiễn mình khỏi kiếp sống đọa đày.
Ấy vậy mà cũng có một số người chưa đến lúc chết phải nằm lại đó cho lũ ruồi nhặng đẻ trứng lên những chỗ lở loét trên cơ thể.
Để rồi chúng phát triển thành mấy con dòi béo núc cứ thế đục khoét làm tổ trên da thịt.
Nửa tuần trăng nữa lại trôi qua lúc này kẻ sống sót chưa đến chục người. Cũng may trong cái lúc đang thoi thóp chờ đợi sang thế giới bên kia, đám người ấy được một bà lão đi ngang qua trông thấy. Bà lão ấy chẳng phải ai khác mà chính là bà thầy bùa Nậu.
Họ nhìn thấy bà cụ khoác lên người bộ áo dài may bằng lụa tơ tằm óng ánh. Cũng phần nào đoán ra được ấy là một nhà hào môn. Lại nghĩ bọn ăn trên ngồi trốc trong cái xã hội ấy lúc nào chả xem cái lũ dân đói như cỏ rác. Nên cũng chẳng thèm để ý bà cụ đang lấy ra một loại củ bé bằng hai ngón tay màu vàng nhạt nhìn chả khác gì đứa trẻ sơ sinh.
Bà chẳng nề hà cái mùi tử khí kia từ từ tiến tới chỗ đám người chờ chết vì đói. Dùng kéo chia cái thứ đang cầm trên tay ra làm nhiều phần, sau đó nhét vào miệng họ mỗi người một miếng nhỏ. Gần chục người mới khi nãy thở còn khó khăn ấy vậy mà sau khi ráng sức nuốt cái thứ kia xuống bụng lại cảm thấy cơ thể như được tiếp thêm sức mạnh.
Một lúc sau mấy người chết đói ấy đã có thể ngồi dậy được. Cả đám nghĩ đây là một vị thần tiên nào đó xuống cứu mạng liền tỏ ý muốn dập đầu cảm tạ thì bị bà lão cản lại ra hiệu đi theo mình. Vậy là cả chục người đó lết cái thân thể trông chả khác gì bộ xương của mình đi theo bà lão.
Bọn họ không hiểu bà ấy cho mình ăn thứ thuốc thần gì mà sau hai đường, vượt qua cả một khu rừng rộng lớn mà cơ thể vẫn còn cảm thấy khoan khoái. Họ cứ đi thêm nửa ngày đường nữa mới đến được nơi bà ấy ở, lúc đó cái thứ thảo dược kia mới hết tác dụng. Vào nhà tự tay bà nấu một bữa cơm thịnh soạn mời họ ăn. Cả đám người sau khi ăn uống no say mới mang cái sự thắc mắc về loại thảo dược kia ra hỏi, thì được bà lão trả lời.
Ấy là nhân sâm do một người bạn tri kỷ của bà tặng. Còn việc vì sao bà muốn họ tới đây, chỉ đơn giản là bà lão sống một mình nay chán cảnh cô đơn nên rủ họ đến ở cho vui.
Những người được bà Nậu cứu sống cảm thấy biết ơn bà lắm. Thấy bà sống có một mình thì xin nhận làm mẹ. Bà lão cũng vui vẻ đồng ý, rồi cho đám người đó tá túc lại nhà mình hơn một năm. Dùng những hiểu biết của mình dạy cho họ một số nghề thủ công giúp cải thiện cuộc sống. Rồi lại chính tay bà xem hướng đất dựng nhà cho từng thành viên một.
Trải qua một thời gian dài, những người dân ở đây cũng quen với chỗ mới. Họ bắt đầu giao thương với bên ngoài bằng cách bán những thứ mình làm ra như nông cụ vải vóc để đổi lấy thức ăn tiền bạc. Cũng nhờ những cuộc giao thương ấy mà kiếm được người kết duyên, làm cho ngôi làng ngày càng đông đúc.
Thời gian lại trôi nhanh như con én lượn, bây giờ ngôi làng ấy đã đông đúc trù phú lắm. Nhà cửa cũng xây bằng gạch nung hết cả rồi, nhưng chỉ có ngôi nhà cuối làng của bà Nậu khi xưa là vẫn không sửa sang thêm gì mặc kệ cho rêu mốc tàn phá theo thời gian.
Lại nói về bà Nậu ở cái làng Kim An này có một tập tục được gìn giữ suốt bao nhiêu năm nay, đó là việc thắp đèn lồng vào mỗi dịp trung thu về. Không cần biết hộ gia đình ấy giàu hay nghèo chỉ cần đến rằm tháng tám là nhất định phải thắp đèn lên. Loại đèn dùng để thắp sáng được thiết kế giống với mấy cây đèn kéo quân ở các vùng khác, chỉ khác ở một chỗ cái bóng hắt ra từ đó lại là những ký tự cổ quái. Sau khi thắp qua một đêm chính lại được mang vào đặt lên ban thờ.