Thằng Nô - Chương 1
Tôi cùng với tằng Tuấn từ sáng tới giờ hai thằng mửa mặt giữa cái tiết trời oi bức mùa hạ để phơi cho lão phú Thành mấy vạ lúa, hẩy khỏi cần phải nói cũng biết trên cái nước da bánh mật của hai thằng tôi mồ hôi tuôn ra như thế nào, ấy vậy mà cái lão phú giàu nứt đố đổ vách kia có khá hơn là mấy đâu chỉ khác ở chỗ lão ngồi chỗ mát hơn tụ tôi, có con sen phe phẩy cái quạt lông công loại vua chúa ngày xưa mới được dùng chứ ít gì. Vậy hỏi sao lão ta vẫn bị đổ mồ hôi ướt đầm tráng thế kia thì xin thưa rằng ấy là mồ hôi lạnh bởi từ nãy đến giờ phú Thành đang bị vợ mình mắng.
Vâng là mắng đấy, Tôi cùng với thằng Tuấn đều là cái hạng làm thuê cho nhà lão phú Thành tính đến nay chắc cũng ngót nghét hơn ba năm. Từng ấy thời gian cũng thừa để biết về vợ lão. Phú bà vốn là con nhà gia giáo tít trên tỉnh lỵ thuở nhỏ đã là một thiên kim tiểu thư có ăn học, bởi thế cho nên cầm kỳ thi hoạ chả cái chó gì ả ta đều biết qua chút ít và cái món phú bà giỏi nhất ấy là chửi chồng. Nói là chửi cũng hơi ngoa một chút bởi những lời nói ra chưa bao giờ chua ngoa như mấy mụ bận váy đụp trong làng chửi nhau khi mất gà trộm chó, bà chửi bằng sự học thức, chửi như hát ru, một lời thỏ thẻ nhẹ nhàng nói ra câu nào là có thể làm cho đối phương tự nội thương tinh thần có muốn bật lại nửa câu cũng khó lòng thực hiện được. Chính vì cái lẽ đó mà lão phú mặc dù bên ngoài là kẻ thét ra khói ói ra lửa chứ về nhà sợ cô vợ trẻ hơn mình gót hai chục tuổi một phép, đến nửa câu cũng chẳng dám cãi lời.
Trải qua một lúc rất là lâu rồi thế mà bên trong gian nhà lớn không khí căng thẳng vẫn chưa giảm xuống một chút nào. Tôi và thằng bạn vừa cào đống lúa vàng óng trên khoảng sân gạch đỏ vừa lắng tai nghe, thi thoảng tôi liếc nhanh ánh mắt về phía nhà trên thấy phú ông vẫn ngồi cúi mặt trên bộ trường kỷ đắt tiền nghe phú bà trì triết về chuyện lão ta vừa mới vô tình bắn chết một người trong làng.
Chuyện là như thế này. Như mọi người đã biết làng quê nào mỗi lần đến mùa vụ nào chả phải có cái tiết mục nộp siu đóng thuế, và cái làng Thượng Lãm này cũng chả khác chó gì cả. Mẹ đúng là khổ với cái lũ quan tây chúng nó, dân cày thì được mấy hạt ngũ cốc đâu vậy mà chúng đè ra tận thu đến tận xương tuỷ. Phải năm mưa thuận gió hoà thì có thể miễn cưỡng đóng đủ, chứ năm mất mùa đói kém thì thôi đến là khổ. Nhiều khi theo cái lão phú ông cầm gậy gộc đi trói mấy tay nông phu gầy đét như que củi giải ra đình làng trong lòng có chút bất nhẫn, nhưng rồi cái đám gia nhân tụ tui cũng phải cắn răng vào mà làm không thì chủ nó phạt cho cái hèo vào đầu vừa đau lại chẳng có lương, đến lúc đó có mà đói nhăn răng chứ chả đùa. Thôi thì thương người chả bằng tự thương lấy mình. Chuyện tôi nhắc tới ấy chỉ là mấy mùa vụ trước, còn mùa vụ này có chút khác biệt bởi lão Phú Thành chả hiểu tậu ở đâu được một khẩu súng ngắn của bọn mũi lõ. Vậy là lão đi đến nhà nào cũng đưa cái thứ bằng kim loại đen xì ấy ra để thị uy với đám dân đen.
Hôm qua cũng vậy, tôi lại theo chân lão tới nhà cậu Tâm ở cuối làng để đòi tiền thuế thóc. Tất nhiên để khẳng định vị thế của mình với mọi người phú Thành chỉ chỉ mũi súng về phía cậu ta nói mấy câu thị uy, nào ngờ đang trong lúc rằng thì là mà “bố mày có súng” thì ” đùng” một cái nghe đến chói cả tai. Tôi cũng bị âm thanh đó làm cho giật bắn người, đến khi định thần trở lại thì tôi đã thấy trên trán thằng Tâm xuất hiện một cái lỗ. Giây sau xác nó đổ gục xuống đất, từ chỗ vết thương máu cùng với một chút chất dịch màu trắng hồng tràn đầy ra mặt đất.
Sự xảy ra quá bất ngờ khiến cho cả đám gia nô tụ tôi cùng với lão Phú chưa kịp định thần thì đã thấy một đám người làng cầm cuốc xẻng lao tới, cũng may mà có cây súng cho nên đám đông cuồng nộ ấy mới không dám tiến lên thêm. Lúc đó cả chủ cả tớ tụ tui cũng mau chóng về nhà mặc kệ thị Lan là vợ của thằng Tâm đang khóc lóc vật vã bên xác chồng. Cứ ngỡ rằng chuyện nó sớm chìm xuống, nào ngờ đâu con Lan không biết nghe ai xúi giục liền viết một tờ đơn gửi thẳng lên quan tây. Sự này để đến tai quan trên e rằng cái chức chánh tổng mới mua được cách đây mấy năm chưa kip kịp lại vốn đã phải rơi vào tay kẻ khác. Bơi cái lẽ đó mà suốt từ sáng tới giờ bà phú máng chồng mình không mỏi mồm là vì thế. Chắc cũng phải lâu lắm lão phú mới nói ra mấy lời nghe khó nhọc còn hơn đám dân đen trả lời quan huyện:
_ là tôi lỡ tay chứ có muốn đâu, bà xem có cách gì giúp tôi chứ mất cái chức chánh tổng này tôi…
_ có khi quan trên còn tống ông vào nhà lao ấy chứ ở đó mà chánh với chả tổng.
Phú bà nói làm sắc mặt phú ông thêm tái dại đi mồm miệng lắp bắp nói không nên lời. Còn tôi cũng có chút lo lo lỡ lão đi tù liệu đám gia nô chúng tôi tìm việc ở đâu. Tôi dừng tay hướng ánh mắt lấm lét nhìn về phía nhà trên, thấy bà phú đang thì thầm vào tai chồng một điều gì đó. Càng nghe, những nét căng thẳng lúc trên khuôn mặt nãy cũng dần biết mất , xem chừng lão vừa mới được vợ