Tả Ao Truyền Kỳ 2 - Phần 6 - chương 3
Vuốt chòm râu dê, gã nói tiếp:
Xem như ta và ngươi có duyên, đúng lý ra ai gặp ta biết được chuyện ta làm, ta nhất quyết không để kẻ đó sống sót. Nay xem như ta tha ngươi một mạng. Hẹn ngày gặp lại!”
Rồi quay sang đạo sĩ trẻ kia mà nói :
“Đồ đệ trời sắp sáng rồi. Thu dọn quay về Bạch Cốt Miếu!”
“ Dạ. Vâng lệnh sư phụ.”
Chỉ thấy đạo sĩ trẻ kia đưa cái chuông nhỏ trên tay lắt nhẹ ba cái
“Keng… keng… keng..”
Một luồng gió nhẹ thổi bên tai, Cao Biền như chết lặng, da tóc dựng ngược, khi nhìn thấy từ trong phía hầm mộ những cái bóng nhảy lên mặt đất, tất cả hơn 5 thi hài. Những thi hài kia không còn sinh khí, gương mặt đen xám, răng nanh dài ra trên đó còn vương ít máu tươi, tất cả điều mặt y phục đen, đích thị là Hắc thi. Sau khi nghe những tiếng chuông lệnh trên tay của đạo sĩ xếp thành hàng ngay ngắn, hai cánh tay đưa ra trước mặt mà nhảy từng đoạn ngắn, theo từng hồi chuông của đạo sĩ trẻ. Hai thầy trò kia bước đi nhanh vào U cốc.
Cao biền chưa từng nhìn thấy chuyện kinh sợ này không khỏi như uống một ngụm khí lạnh. Như qua những gì nghe được, ít nhiều hình dung thì đây chính là phái Bạch Cốt chuyên đi trộm xác để thực hiện luyện Hành thi.
Theo lời dân gian truyền lại, những pháp sư cao tay ở Tương Tây theo tà đạo thường dùng thân xác người chết để luyện thành Hành Thi có nơi còn gọi là Thi biến. Cương thi luyện thành cũng có nhiều loại và phân cao thấp khác nhau.
Bắt đầu từ loại thấp nhất là Bạch Thi tức là xác người mới chết, da thịt còn chưa phân rã hết gương mặt giống như đang nằm ngủ, chỉ hút máu súc vật mà sống, ban đêm hoành hành ban ngày nằm ngủ trong quan tài, rất sợ ánh sáng.
Sau thời gian sẽ thành Hắc Thi, lúc này da khô lại, gương mặt xám đen, chuyên hút máu người, luyện.
Thêm thời gian sẽ là Phi Thi, lúc này cương thi có thể bay lượn trên không, bay đi kiếm nam nhân mà hút tinh khí.
Trải qua trăm năm tu luyện sẽ là Hạn Thi (hay còn gọi là Hạn Bạt) sẽ hút đủ tinh khí sẽ có pháp lực biến hình, nơi nào xuất hiện vùng đó sẽ sinh ra hạn hán.
Cao cấp nhất là Tinh Thi, là loại cương thi sống trên ngàn năm , thiên biến vạn hóa, có thể biến thành một người dân bình thường, pháp lực cao thâm khó lòng khuất phục.
Hôm nay tận mắt chứng kiến đích thực là Hắc thi, lão đạo râu dê kia thấy tiểu tử này sắp chết, xem ra máu cũng không có trong người nên tha cho Cao biền một mạng sống. Nhìn thấy đạo pháp kỳ lạ kia của lão đạo phái Bạch Cốt, hắn giống như mở rộng tầm mắt, nhìn theo bóng hai thầy trò mà thầm cảm khái.
Đến muộn đến sớm, không bằng đến đúng lúc, cứu hắn một mạng trông thấy, giờ lết từng bước nặng nhọc đi ra khỏi U cốc mà suy nghĩ nhiều điều. Người đời thường nói “Mệnh đứng im, còn Vận luôn luôn chuyển động.”
Cao Biền thoát chết, lòng sinh ra oán hận, thiết nghĩ bản thân mình đang sức cô thế cô, quân tử trả thù mười năm chưa muộn.
Sau khi từ Mộ Cao Quán trở về trong lòng xem như đã chết, mình không ác thì sẽ có người ác với mình, dù người đó là ai. Nên khi về đến gia môn họ Cao, đã dập đầu van sinh phụ thân cho mình thêm cơ hội và ít thời gian sẽ chứng minh là một người có ích cho dòng họ Cao. Cao Thừa Minh sau đó đã dẫn hắn lên Vân Hạc Sơn gặp Lưu Bá truyền thừa Đạo pháp Tam Nguyên Phi Tinh.
Người đời có câu: “Thà đắc tội với người quân tử – Chứ đừng đắc tội kẻ tiểu nhân” Cao biền sau nhiều năm thụ giáo đạo pháp thành công đã quay về gia môn, lập nhiều chiến công trong triều đình lên đến chức Thứ Sử, rồi Tiết Độ Sứ An Nam. Đã thẳng tay đem Cao Thừa Minh khi này già cả ốm yếu không còn có ích vào Mộ Cao Quán mà luyện Soái Vong, trở thành hộ pháp cho mình.
Lại nói về Cao Biền khi trận huyết chiến với Hoàng Chỉ đại bại, cây đổ đàn khỉ tan hắn bỏ tất cả, như người mất hồn lang thang phiêu bạt không biết nên làm gì, bỏ lại vợ hiền con nhỏ mà ra đi. Khi qua bên Phương Nam làm Tiết độ sứ hắn có mang theo người vợ và một đứa con gái nhỏ hơn hai tuổi tên Cao Hồng Liên, người vợ này tên Lã Nga rất xinh đẹp, mà dân chúng thường gọi là Lã Nương Tử.
Lã Nương Tử từ ban đầu đã không ít lần phản đối lại sự việc bất nhân của chồng mình làm, mang thân phận thê tử nên không có tiếng nói, Lã Nương cảm thấy lòng đầy phiền muộn nên quyết không ở cùng Cao Biền tại thành Đại La.
Một đêm nọ hai mẹ con ôm nhau rời bỏ đi, đến một ngôi làng nhỏ mang tên Hà Đông xây một ngôi nhà nhỏ tại đây hành nghề dệt lụa ươm tơ. Thấy nơi đây mưa không thuận, đất không hòa, dân chúng nghèo khổ quanh năm cày cấy mà không đủ cái ăn, Lã Nương truyền lại nghề dệt vải cho dân chúng làm kế sinh nhai.
Chẳng bao lâu nghe tin Cao Biền gây ra chuyện tày trời, lòng tự cảm thấy có lỗi với bá tánh An Nam, nên một đêm bỏ lại Cao Hồng Liên mà một mình nhảy sông tự vẫn, người làng tiếc thương cho hồng nhan bạc phận, làm nhiều việc thiện phước, nên lập miếu thờ tại nơi Lã Nương Tử gieo mình. Sau này làng nghề nổi tiếng bật nhất Đại Nam về nghề dệt lụa mang tên Hà Đông. Miếu thờ Lã Nương là tổ nghề dệt lụa.
Sau này khi binh biến đi qua, Cao Biền đi khắp nơi tìm Cao Hồng Liên mà bật vô âm tính. Bao nhiêu hy vọng vào giọt máu cuối cùng của mình còn trên đời đã không trọn vẹn. Khi còn nhỏ hắn có đeo trên cổ của Cao Hồng Liên một ngọc bội hình chim phụng hoàng màu huyết, giờ chỉ biết theo dấu vết nhỏ ấy mà tìm kiếm, trong vô vọng. Về Hà Đông nơi vợ con sinh sống trước kia mà tìm, chỉ nghe người dân nói, Cao Hồng Liên đã được một nhà sư xin nuôi giờ không biết phương trời nào.
Khi ngồi phục dưới chân tượng Tả Ao Địa Tiên, hắn đã say khướt, mắt nhắm mắt mở thấy một bóng nữ nhi hình hài nhỏ nhắn tóc dài, mặt thanh tú như tiên nữ, ngồi trước mặt hắn. Đưa bàn tay ra đỡ lấy chiếc cằm hắn ta lên, nhìn như xoáy vào đôi mắt hắn mà nói:
“Uy dũng của họ Cao ta đâu? Nhìn như một gã tàn phế, Cao Thứ Sử một thời hét ra lửa giờ như cái xác khô. Xứng đáng làm phụ thân ta sao? Hahaha…”
Rồi đứng lên quay bước ra ngoài cửa đền. Cao Biền nói với theo
“Là… là con sao…? Con có biết ta tìm con vất vả thế nào không? Cao Hồng Liên…”
Mơ hồ không biết có phải là thật không. Chỉ kịp nhìn thấy trên cổ nữ nhân có đeo một ngọc bội màu đỏ như máu hình Chim Phượng Hoàng…