Tả Ao Truyền Kỳ 2 - Phần 12 phần cuối - chương 1
Tương truyền Quy Tứ Nhãn hay còn gọi là rùa bốn mắt xuất hiện lần đầu tiên tại trung du miền Bắc Đại Việt. Không phải là thực sự rùa có bốn mắt mà là phía yếm dưới bụng chia thành bốn vòng nhỏ tựa như những con mắt, nhìn từ xa trông giống như những con mắt, trên mai rùa đôi khi có những ký tự chiền văn cổ, giống như có những loài cá sống lâu năm trên vảy hay xuất hiện những dòng chữ Hán, nên người dân gọi là rùa bốn mắt, quý hiếm hơn có loại đến sáu mắt.
Hai huynh đệ Đức Y, Đức Huyền về lại nhà thăm mẹ, Khỏi phải nói cả gia môn họ vui đến dường nào. Sau bao nhiêu năm biệt vô âm tính giờ trùng phùng tương ngộ. Chỉ vài ngày sau hai anh em xin phép Khả phu nhân, nói dối là cùng nhau đi ngao du sơn thủy, rồi cùng lên đường đến núi Linh Sơn, để gặp thiền sư La Quý.
Mấy hôm nay, con Huyền Đề không biết sao cứ lẽo đẽo đi theo sau lưng Đức Y.Đức Huyền cảm thấy nó lạ hơn mọi ngày, ngay cả dáng đi cũng khác, lông chuyển màu từ đen sang đỏ, nếu như người ngoài thì khó để ý thấy những thay đổi kia. Đem chuyện lạ kia ra hỏi Đức Y chỉ thấy huynh mình lắc đầu cười cười không nói.
Hôm nay là ngày 15 tháng 7 âm lịch, trăng thượng tuần soi sáng đỉnh núi Phan Mao. Bốn người một chó, từ trên đỉnh nhìn xuống động Cổ Sâm, ánh trăng xanh tím, cùng những cơn gió thổi quét ngang sườn núi heo hút, tạo những âm thanh kéo dài như tiếng ai oán gọi hồn.
Phía dưới kia, là ba gã ác bá đang đứng thành hàng ngan, trước mặt là một bàn tế lễ, chính giữa là Lưỡng Nghi Trụ cột trụ bằng đồng đen to lớn, dài hơn mười trượng, trên đó khắc những dòng Kinh dẫn hồn.
Kinh dẫn hồn là một loại kinh chiêu hồi âm hồn không siêu thoát tụ tập về nơi thi pháp, xung quanh cột trụ là những thanh cây tre vót nhọn, trên đó cắm những cái thủ cấp của lục súc. Trên đỉnh Lưỡng Nghi Trụ có treo chín dải dây bằng chỉ đỏ, có dán những đạo phù xanh đen kéo dài nối đến chín Cữu Điện chia thành vòng tròn phía bên dưới.
Đức Huyền chau mày nói:
“Tại sao chúng ta không hành động vào lúc buổi sáng, lại canh vào lúc trăng cao gió mờ vào đêm tối thế này?”
Thiền sư La Quý giải thích:
“Đó là vì ban đêm chính là lúc âm khí nhiều, với lại bọn chúng đã chọn đúng giờ Tý mà hành động, giờ Tý là khung giờ cao nhất trong ngày tụ hợp âm khí nhiều nhất. Các con nhìn xem không những bày thế trận Quỷ Môn, bọn chúng chuẩn bị triệu hồi Ác linh sau đó dùng thêm trấn pháp Bát Sát Cục. Đây là thế trận dùng tám miếng da người trên đó khắc: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Đem dán ở tám hướng tạo ra sát cục cực lớn nên gọi là Bát Sát Cục..”
Đức Y, ánh mắt hằn lên những tia máu nói :
“Thật muốn gài bẫy người khác đây mà, theo con biết thế trận Bát Sát Cục này ai không biết tâm điểm của tà pháp mà tự tiện đi vào, e có đi vào mà không có ra. Bát Sát Cục này sẽ tạo ra hư chiêu Ma dẫn đường, che mắt dẫn linh hồn đi lạc lối, mà mãi mãi đi vào cõi hư vô…”
Thiền sư La quý vuốt chòm râu, nhìn sang Đức Y nói:
“Đúng vậy… Không những tử nạn mà còn tan xương nát thịt không thể siêu thoát, đến địa ngục còn không thể xuống, mà vào cõi luân hồi tái sinh cũng không xong, linh hồn bất tán trong nhân gian muôn kiếp…”
Rồi quay sang nói với A Hoàn:
“Tiểu nha đầu đã đến lúc rồi, chúng ta chuẩn bị thôi, cứ theo kế hoạch mà làm.”
A Hoàn lập tức ngồi xuống bày ra trận pháp, lấy trong túi ra số cọc nhỏ như thanh tre vuốt nhọn cỡ hai gang tay cấm xuống đất tạo thành một vòng tròn nhỏ, tất thảy mười hai cây tương ứng Kim, Mộc,Thủy, Hỏa, Thổ là vòng trong.
Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn , Ly, Khôn, Đoài bên vòng ngoài ,quẻ này trong Hoa Mai Dịch Lý, lấy chỉ đỏ buộc vào các đầu cọc thành hình vòng tròn, trên có gắn một chiếc chuông nhỏ,thắp lên bốn cây Dẫn hồn hương đại diện cho bốn người, pháp này cộng với phù Chiêu Hồn, sẽ bảo vệ cho linh hồn mọi người nếu chẳng may dính hư chiêu Bát Sát Cục, sẽ không bị Ma dẫn đường mà biết lối quay về.
Lúc này Đức Huyền mới ngây ngô, ái ngại hỏi thiền sư:
“Vậy khi khi thi pháp cần có bốn thần thú, ở đây chỉ có Giao long, Kim Qui, Phụng Hoàng… vậy thì thiếu mất Kỳ lân, làm sao chúng ta có thể thi pháp triệu hồi đây lão sư?”
Đức Y vỗ vai Đức Huyền lấy tay chỉ con Huyền Đề:
“Sư đệ ở bên Kỳ lân mấy năm qua mà không biết sao? Thật là…”
Đức Huyền quay sang nhìn con Huyền Đề ánh mắt ra chiều nghi ngờ nói:
“Sao Kỳ lân lại là một con chó được… con bà nó. Đệ cứ tưởng truyền thuyết Kỳ Lân là một loài uy dũng to lớn như hổ báo chứ. Hóa ra truyền thuyết nhân gian điều nói sai. Vậy bấy lâu nay người ta ăn thịt Kỳ lân sao?”
Đức Y vừa cười vừa nói: