Tả Ao Truyền Kỳ 2 - Phần 11 - Chương 3
“Ha Ha Ha… ủa hôm nay sao đông vui vậy sư phụ, eh… Hoàn Tỷ, hôm nay đệ có mang cho Tỷ ít bánh dày với chả quế, món Tỷ rất thích ăn đây.”
Tiểu tử Đức Huyền từ ngoài cổng bước vào, khi lại gần nhìn cũng hoảng hốt, không nói nên lời khi nhìn thấy người lạ kia, môi run run, nói không thành tiếng chợt đánh rơi món đồ trên tay xuống đất. Hai người nhìn nhau, ánh mắt của những nam nhân không mời mà đến chợt rưng rưng, Đức Huyền bất giác đưa tay lên cổ mình lôi chiếc ngọc bội ra, trên cổ người kia cũng có một chiếc như thế.
“Là… là… huynh đây rồi… là Đức Y đây mà… hic… Chắc mẹ vui lắm khi thấy huynh đã về… Phụ thân ơi anh em con trùng phùng rồi!”
Những tưởng sau bao ngày mất tích Đức Y giờ xuất hiện, với một đạo mạo bất phàm. Hai người giờ tay bắt mặt mừng cả nửa ngày không rời nhau. A Hoàn và thiền sư cũng vui lây, cảm động với tình huynh đệ sau bao ngày xa cách, Đức Huyền nói với Đức Y:
“‘Huynh đây có thể kể cho đệ đây biết mọi chuyện được chăng?”
Đức Y nhìn em mình rồi nói:
“Chuyện còn dài lắm, từ từ huynh sẽ kể cho đệ đệ nghe. Giờ mình cùng nhau vào trong nhà hãy nói tiếp..”
Chuyện là Đức Y sau khi Lưu Thanh bắt cóc năm đó đem về phương Bắc. Sau khi Lưu Bá thực hiện pháp Hoán vị thiên tôn, thay đổi tên họ bát tự. Đã gửi vào một ngôi chùa, tu tập thành sa tăng đạo pháp.
Ở Phương bắc nói về huyền học có rất nhiều môn phái đạo hạnh pháp thuật cao thâm, có bốn đạo giáo lớn: Phong – Mã – Yến – Thước, chia thành hai hướng chánh tà luôn tranh đấu nhau không dứt.
Pháp môn mà Đức Y được truyền thừa có tên là Thần Tiêu, một đạo pháp xem ra cũng một chín một mười với Thiên Sư đạo giáo, phái này dùng bùa chú dẫn động sức mạnh của Ngũ hành, núi sông đất đai, phong thủy, đặt biệt có bí thuật trấn môn mang tên Lôi Pháp, tức là rất giỏi sử dụng sấm sét.
Sau khi sư phụ cởi gió chầu trời, Đức Y được các huynh đệ đồng môn tiến cử vào chức trưởng môn nhân phái Thần Tiêu, vì đã có rất nhiều công trạng xây dựng phái Thần Tiêu, trở thành một trong tứ phái, vang danh thiên hạ tại đất Phương Bắc, như Đức Y thoái thoát, cảm thấy mình phúc hèn phận mỏng nên từ chối, ý muốn quay về nơi quê hương mà phụng sự bách tính An Nam. Vì rất nhiều đêm trong giấc mộng thấy phụ thân Hoàng Chỉ nhắn nhủ:
“Thân mang dòng huyết khí dân tộc Việt, dù có lên trời xuống biển cũng là con dân An Nam. Thân nam nhi hãy ra sức giúp ích cho dân tộc mình cường thịnh, nước có thể mất, nhưng dân tộc là trường tồn. Con hãy quay về, cùng đệ dệ Đức Huyền mà an định thiên hạ.”
Đức Y Cởi bỏ chiếc túi trên vai xuống bàn, cởi tấm vải ra, trong ấy một vật bò từ từ ra ánh sáng chói mắt, khiến mọi người không khỏi kinh ngạc, A Hoàn mắt tròn mắt dẹt nói lắp bắp:
“Sư Phụ đây là con vật gì? Con chưa từng thấy trên đời. Dưới bụng có bốn con mắt, còn trên lưng có bốn chữ vàng kim, là sao người có biết chăng?”
Lão thiền sư La Quý nói:
“A di đà phật. Đây chính là Quy Tứ Nhãn trong truyền thuyết. cả đời ta cũng chưa từng thấy qua. Chỉ nghe qua các tổ sư đã nói, năm Đinh Dậu xuất hiện một con Quy thiên hạ thường nói là khi Quy Tứ Nhãn xuất hiện là nước Nam là ý chỉ của thần linh giáo ngôn cho bá tánh Phương Nam. Quy Tứ Nhãn vào năm Đinh Dậu xuất hiện trên mai rùa có hai chữ “Thiên Đế” năm Kỷ Hợi có một chữ “Ngọc” năm Ất Tỵ có bốn chữ “Dĩ Hành Pháo Công” năm Canh Ngọ có bốn chữ “Vương Dĩ Bát Vạn” còn lần này là “Quốc Thổ An Vinh”…
Đoạn La Quý quay sang hỏi Đức Y:
“Ta cũng nghe truyền lại, phải là người mang mệnh trời đất, một là quân vương hai là người có duyên đạo với nó mới tìm thấy, nay sao con đây có thể tìm thấy.”
Đức Y bấy giờ mới vạch một bên đạo áo, trên người lộ ra một hình con rùa màu vàng “Kim Qui” khắc sâu bên ngực trái .Rồi nói với đạo sư:
“Trước khi trở về đây, con đã được phụ thân báo mộng, một sáng tinh mơ thức dậy đã thấy Quy Tứ Nhãn đã nằm trong phòng từ khi nào, trên người lại có hình thù Kim Quy khắc sâu, biết đây là mệnh trời đã định con lập tức quay về phương Nam, dò la tin tức tìm người mà phụ thân di huấn muốn tìm kiếm. Nay đã gặp được cao nhân xin người chỉ giáo.”
La Quý cảm động khi nghe nhất đến Hoàng Chỉ, ánh mắt toát lên niềm tự hào, nói với ba người:
“Cuộc đời ta bôn ba khắp nơi, trả qua không ít trận thư hùng đẫm máu. Người mà ta nể phục kính trọng nhất là Tả Ao Tiên Sinh, ta thật may mắn được sánh vai cùng ngài trong trận chiến thành Đại La, năm đó không có sự hy sinh thân mình vì xã tắc thì chúng ta không có ngày hôm nay, chính vì dùng hết nguyên khí, đạo hạnh của mình mà không màng sự sống chết, quyết hóa giải phong ấn Bát Quái Tinh Đồ Long. Nên ngài đã hao tổn tuổi thọ rất nhiều. Nay ta cũng chính vì biết rằng nước Nam ta cũng sẽ có ngày hôm nay, cây muốn lặng nhưng gió chẳng chịu ngừng, ta nhiều năm ẩn cư cũng chính là vì suy nghĩ tìm ra phương pháp ứng phó với tà pháp giặc ngoại xâm phương Bắc… nay ta sẽ truyền lại cho các con nắm giữ mà giúp ích cho việc phá thế trận Quỷ Môn Trận Pháp… nó được mang tên Xá Lợi Tử Phong Ấn.”