Tả Ao Truyền Kỳ 2 - Phần 1 - Chương 1
Tiết Trung thu thời tiết mát mẻ, ánh trăng sáng vằng vặc soi sáng con đường làng, lũ trẻ con trong làng Nam Trì chạy tung tăng khắp nơi, trên tay là những chiếc đèn lồng bằng tre, bên trong có ánh nến nhỏ, lập lòe đủ màu sắc. Đèn lồng được làm từ tre và giấy gió hay bọc vải lụa, được tô điểm bởi nét vẽ, đường thêu tinh tế những chi tiết đặc thù như cành đào, hoa mai, nhánh trúc, chữ thư pháp, truyền thuyết của nước Đại Việt.
Tết trung thu, cũng là dịp để những người nông dân tạ ơn Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu. Để bày tỏ tấm lòng thành ý của con người làng Nam Trì với Nguyệt lão, trên sân đình làng bày một cỗ Trung thu lớn.
Trong văn hóa lúa nước của người Việt cổ, trăng có một ý nghĩa rất to lớn, gắn liền với mùa màng và sinh hoạt. Mùa thu lại là lúc tiết trời mát mẻ, khí hậu dễ chịu nhất trong năm.
Vào ngày này trong năm là lúc trăng sáng và đẹp nhất, việc nông lại nhàn nhã. Khi đó, mọi người có thể thảnh thơi thưởng trăng, hòa mình với đất trời. Còn là dịp để những người chức sắc trong làng ngồi cùng ngắm trăng và tiên đoán mùa màng, vận mệnh quốc gia.
Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó trúng mùa tằm tơ, sản vật. Trăng có màu cam thì báo hiệu đất nước bước vào năm thịnh trị. Chẳng may Trăng có màu xanh lục thì sẽ có thiên tai dịch bệnh.
Trong khi mọi người đang vui vẻ cười đùa, thì có tiếng la thất thanh vang lên từ ven cái hồ nhỏ giữa làng. Một người đàn ông, chạy điên loạn như chó cắn phải mông. Vừa chạy tay hắn vừa chỉ xuống cái nhà gỗ, bên cạnh hồ nước giữa làng hô lớn:
“Hai họ nhà Đinh, Vũ lại đánh nhau to rồi mọi người ơi!”
Bầu không khí đang an vui bị cắt ngang, như có cảm giác đang ăn cơm ngon mà hóc phải xương cá. Mọi người tụ tập chạy đến nơi thì thấy hơn 30 người thanh niên lao vào nhau như trâu đấu vật, vung tay vung chân loạn xạ, vài người rơi xuống hồ nước phía dưới, còn những người ở trên thì không khá hơn gì mấy, mặt mũi răng môi như lẫn lộn vào nhau. Phía trên ngôi nhà gỗ rung lắc tựa như sắp đổ ập xuống mặt hồ, tiếng hét la vang động cả một góc trời.
Một ông lão lớn tuổi xem ra là chức sắc trong làng, đang ngồi cùng các bô lão trong sân đình đang thưởng Trăng, nghe tiếng huyên náo, quên cả mang giày, chân trần chạy đến, thở đến không ra hơi giận dữ nói lớn:
“Giờ các ngươi muốn gì? Định gây loạn sao? Hôm nay là tết trung thu, không muốn cho mọi người nghĩ ngơi, dù chỉ một ngày à? Muốn ta tống cổ hết tất cả vào nhà ngục không? Ai chịu trách nhiệm ở đây bước ra ta xem!”
Hai người đàn ông, mặt mày xem ra cũng te tua chảy máu, áo quần xộc sệt cùng nhau bước ra cúi đầu lộ vẻ lo sợ, một gã dáng thấp đậm chỉ vào tên đứng bên cạnh nói:
“Dạ thưa quan Vệ úy! Tại bên họ nhà Đinh kiếm chuyện trước ah.”
Tên kia cao lớn ốm tong teo, cao như cây sào nạt lại:
“Nói gì thế? Vừa ăn cướp vừa la làng ah? Bọn mày cố ý chửi móc mé bọn tao trước, lại còn chối.”
Vị bô lão già nua kia là quan Tòng thất phẩm Vệ úy tên là Trọng Kiên bước đến giận dữ nói:
“Hai dòng họ Đinh, Vũ bọn nhà ngươi, tất cả người trong làng Nam Trì đây ai mà không biết, lúc nào cũng vậy, không gặp nhau thì thôi, còn gặp nhau thì như chó với mèo. hmm… Từ khi ta về làm quan ở đây, không biết xử lý các ngươi bao nhiêu lần mà vẫn cứ tái diễn. muốn ta tăng hình phạt hai gia tộc nhà ngươi mới chịu sao? Hụ… hụ…”
Nói vừa dứt câu lão Trọng Kiên tự dưng như bị ho lao, ho khan lên vài tiếng rồi ngã vật ra nền đất co giật, hơi thở dồn dập như sắp tắt thở. Làm hai gã kia, sợ xanh cả mặt, run lẩy bẩy, quỳ lạy như gà bới thóc.
Một người trong nhóm người dân đang đứng xem, vội chạy đến xem ra là có biết y thuật, đưa hai tay ra bấm huyệt nhân trung, rồi lấy trong túi ra một viên thuốc tròn như viên bi màu đen cố cạy miệng Trọng Kiên mà nhét vào.
Tức thì một bàn tay sau lưng rắn chắc đưa tới, nắm lấy tay vị thầy thuốc kia dừng lại nói:
“Lão thầy thuốc hãy tránh sang bên, ông làm vậy ắt gây thêm nguy hiểm cho người bệnh. Ông ta đang bị Hàn âm, nếu cho uống Cảm phong đơn, sẽ tạo ra nhiều âm hàn hơn, bệnh chỉ có đi vào cửa tử, xin hãy để tại hạ.”
Nói xong nhờ mọi người khiên vị quan già ấy lại gần nơi có đống lửa lớn, đỡ ông ấy ngồi lên, lôi từ trong chiếc túi bên người ra một lá ngải cứu, cuộn tròn vào một chiếc lá cây, châm lửa đốt cháy, vạch lưng áo lão Trọng Kiên theo huyệt đạo trên lưng mà dùng ngón tay cái nhấn vào rồi thả ra, sau đó thổi hơi nóng từ lá ngải cứu vào ngay huyệt đạo.
Đặt lão Trọng Kiên nằm xuống, nhanh tay lấy ra hai kim châm vào ngón chân cái lập tức tuôn ra một dòng máu đen. Hai bàn tay chụm lại, hai ngón trỏ chìa ra, ngón giữa và ngón áp út đan lại, tạo hình một Cửu đạo ấn, vận sức nhằm ngay đỉnh đầu Trọng Kiên mà nhấn xuống, chỉ nghe tiếng hắt một cái, hơi thở lão Trọng Kiên như điều hòa trở lại.