TẢ AO PHẦN 1 - Tập 8 - chương 2
Chưa kịp suy nghĩ thì đã bị nhấc bổng lên trên đôi vai to lớn kia, nhanh chóng lên trên bờ sông khô ráo.Người dân nơi đây, khi thấy Hoàng Chỉ đến làng thì vô cùng mừng rỡ, vì biết đây là vị thầy thuốc cao tay đã cứu sống rất nhiều người, nhận thấy tấm lòng người dân nơi đây rất đôn hậu, hiếu khách làm Hoàng Chỉ rất cảm động.
Đến nhà của Đỗ Thắng bước vào trong, Hoàng Chỉ vui mừng khi nhận ra đây chính là ân nhân Lão tiều phu năm xưa đã gặp dưới chân núi Phong Châu Sơn, người đã trao cho mình Khứu Xà Nguyệt để diệt trừ Mãng Xà, Hoàng Chỉ đến bên quỳ xuống mà nói:
“Đúng là ông rồi… ông có nhớ cháu không?… là thằng bé năm xưa gặp ông trên núi Phong Châu Sơn…”
Lão ông ốm trơ xương, cố giương đôi mắt nặng trĩu lên cố nhìn Hoàng Chỉ gật đầu, cố mỉm cười. Hoàng Chỉ xem mạch thấy tình hình ông lão xem ra rất yếu nên tận tình cứu chữa, nương lại cố gia đây vài ngày.
Những lúc ở lại đây Hoàng Chỉ đi loanh hoanh xem thế đất tại nơi này, nhiều lúc người dân nơi đây thấy Hoàng Chỉ lên ngọn núi phía sau thôn làng đứng trầm ngâm xem xét.
Ông lão tiều phu kia sau khi Hoàng Chỉ cứu chữa cho uống thuốc đã khỏe lại nhiều giờ có thể ngồi dậy ăn chén cháo, lúc này thì ông nhìn Hoàng Chỉ thật kĩ hơn rồi nói:
“Thật là khác xa, chỉ là có mấy năm thôi mà đã trở thành người kiệt xuất như vậy… Nếu cháu không nói ra chắc ta đây cũng không nhìn ra được.”
Hoàng Chỉ tỏ vẻ day dứt nói:
“Con lúc đó cũng không biết ông ở đâu mà tìm kiếm để cảm ơn… vả lại trong lúc vào hang tìm Thiểm Hoàng Mật đã đánh rơi mất cây Khứu Xà Nguyệt khi nào không hay. Con thật sự xin lỗi ông.”
Ông Lão cười nhẹ rồi nói:
“Thôi.. Không sao… không sao… Chỉ là một cây gậy trấn môn, nếu để trong nhà thì cũng không có ích gì, chi bằng hãy nó làm gì có ích cho đời là được”
Nói xong ông quay sang Đỗ Thắng buồn nói:
“Chẳng phải như anh đây.. tiểu nhi nhà ta đã lớn như vầy mà đường công danh cứ bôn ba mãi, miệt mài kinh sử nhiều năm cuối cùng rồi cũng về làm nghề Tiều Phu như cha ông, không biết đến khi nào mới thành danh cho gia đình hãnh diện.”
Gia đình của lão họ Đỗ kia nhiều đời hành nghề tiều phu, dân trong làng đặt biệt hiệu cho họ là Đỗ Tiều Gia Bất tức là nhà họ Đỗ làm tiều phu muôn đời như một lời trân trọng, như Đỗ lão gia xem đó là một lời trêu chọc của thiên hạ.
Gọi là nghề thì cũng không chính xác lắm, chỉ là lên rừng kiếm cây to rồi chặt đi mang về làm củi, nhưng sau đó là cả một số kinh nghiệm, nếu không biết có thể bỏ mạng vì gặp thú dữ, hoặc tai nạn bất ngờ, xem phương hướng trong rừng sâu không bị lạc đường, những người đi rừng ngoài sức khỏe còn trang bị kỹ năng sinh tồn hơn người bình thường.
Làm tiều phu nhiều đời lại đối mặt với hiểm nguy thường xuyên, mà lợi lộc thu về chẳng được bao nhiêu, chỉ gọi là có tiếng mà không có miếng, nên Đỗ lão gia ngày càng chán trường, như nghĩ lại riêng bản thân phải có trọng trách theo di nguyện của tổ tiên để lại mà cố giữ lấy nghề này.
Chỉ là một sự cố xảy ra ngoài ý muốn, cách đây nhiều năm, khi đó Đỗ Thắng vừa lên ba thì người cha là Đỗ Hiếu sau một lần lên rừng đốn củi thì mất tích, con dâu thì bỏ đi,ôm thằng cháu còn chưa dứt sữa mẹ vào lòng ông thề với lòng, dù có ra sao… chỉ một mình ông chịu khổ, hy sinh đời mình nhất quyết dành tất cả những gì tốt nhất cho thằng cháu duy nhất, được học hành tới nơi tới chốn mà công thành danh toại, thay đổi cuộc sống nghèo hèn do nghề tiều phu mà ra.
Nhưng bao nhiêu năm đèn sách, học hành trên kinh thành Thăng Long, nhà cửa cũng không còn món đồ gì quý giá, mà thằng cháu đích tôn vẫn thi quan trượt lên trượt xuống, không sao đỗ đạt được, mặc dù rất ham học và thông minh, Nó lại trở về, lại bỏ đống sách qua một bên, vác cái rìu truyền kiếp của cha ông để lại, lên rừng tiếp tục sự nghiệp đốn cây đổi cơm qua ngày, thấy vậy ông càng suy sụp thêm, không muốn ăn uống gì, càng ngày sinh ra ốm yếu ,gầy guộc bụng hóp lại chạm cả vào mông. Nếu không có Hoàng Chỉ ra tay sự sống chỉ tính bằng hơi thở.
Mà người đâu phải chỉ riêng gia đình của lão Đổ tiều phu, người dân ngay tại làng này cũng vậy, gặp Hoàng Chỉ thì y như rằng cũng nói như nhau thôn làng Hành Thiện này ai cũng thiện lương mà hiếu học như cả trăm năm qua không một ai trong làng có thể đỗ đạt vinh quy bái tổ về làng.
Họ nhìn những đứa con của mình lắc đầu ngao ngán. Hoàng Chỉ nghe xong chỉ vào đỉnh núi phía sau làng cười rồi nói:
Nội dung truyện ok quá, mà cách hành văn đọc lên thì bị khựng quá, chưa được tự nhiên lắm