TẢ AO PHẦN 1 - Tập 3 - chương 2
Dòng nước suối trên đỉnh núi quanh co khúc khủy rồi nối ra khúc sông lớn làng Xuân Quang. Đến bên bờ, Hoàng Chỉ cố sức lết lên trên, rồi ngất đi không còn biết gì nữa.
Toàn thân đau như tê dại, thân thể không thể cựa quậy. Muốn ngẩn người ngồi lên, thì như có hàng vạn tấn đá đè nặng xuống, Hoàng Chỉ nghe tiếng nói rất quen thuộc:
– Nằm im đó tiểu tử, quả thật mạng nhà mi rất lớn, người gãy 3 khúc, xương sườn đâm thẳng vào nội tạng mà không chết. Nhà mi may mắn nhờ người làng tình cờ đi giăng lưới trên sông cứu sống. Cứ nằm im đó mà dưỡng thương.
Tuy mắt không mở ra, như Hoàng Chỉ biết đó là Lữ Tiên Sinh. Câu đầu tiên Hoàng Chỉ hỏi Lữ Tiên Sinh là:
– Thân mẫu… con ra sao rồi? Tình hình bà ấy như thế nào?
Lữ tiên sinh, cười to nhìn Hoàng Chỉ nói:
– Hahaha… Thật đúng là bản tính hiếu thảo có khác với người thường.Trọng thương của mình nặng sắp chết vậy mà không lo cho bản thân mình, chỉ lo cho mẹ già. Nhà ngươi yên tâm. Ta đã bào chế Thiểm Hoàng Mật dùng mật cóc ép thành thuốc, nhỏ vào mắt bà ấy. Nhờ có Thiểm Hoàng Mật nên chỉ cần mươi ngày nữa là mắt mẹ ngươi sẽ có kết quả. Yên tâm mà tịnh dưỡng.
Hoàng Chỉ mỉm cười tỏ vẻ hài lòng, rồi nhắm mắt ngủ thiếp đi. Nhờ sự điều trị của Lữ Gia mà những tổn thương của Hoàng Chỉ cũng nhanh chóng được hồi phục.
Ngày mong chờ cuối cùng cũng đến. Lúc chuẩn bị tháo chiếc khăn trên mắt mẹ mình ra, sự hồi hộp vây lấy tâm tư của Hoàng Chỉ, đứng nhìn Lữ Tiên Sinh làm mà Hoàng Chỉ chỉ biết chắp tay cầu mong mọi việc được như ý. Chớp đôi mắt nhìn xung quanh, sau hơn mười năm bà mới thấy được ánh sáng bà Hà nở một nụ cười mãn nguyện, hai mẹ con ôm chầm lấy nhau niềm vui khôn tả, nước mắt tuôn trào sau bao nhiêu năm mong mỏi giờ đã thành sự thật. Hoàng Chỉ cùng mẹ quỳ xuống trước mặt Lữ tiên sinh mà nói:
– Mẹ con tôi cảm ơn Lữ Gia đã ra tay cứu giúp… nhận hai mẹ con tôi một lạy tạ ơn.
Đưa tay đỡ hai mẹ con đứng lên ông nói:
– Không cần phải cảm ơn ta. Đây là việc của người thầy thuốc nên làm vả lại nếu không có sự dũng khí, và hiếu thảo của Hoàng Chỉ thì ta cũng đành bó tay mà thôi.
Rồi ông chắp tay nói với bà Hà:
– Ta ngao du khắp nơi đem hết Y thuật ra cứu người, chỉ mong tìm một người đệ tử có tâm nguyện mà truyền nghề thầy thuốc nếu như bà đây, cho phép tôi xin nhận Hoàng Chỉ làm đồ đệ đi theo tôi mà học Y thuật sau này cứu giúp người.
Ngay từ lúc ban đầu nhìn thấy Lữ Tiên Sinh Hoàng Chỉ cũng đã có ước mong được như ông ấy dùng Y thuật mà cứu người. Người dân An Nam bệnh thì nhiều, dân làng thì cùng khổ,mong sao sau này được như Lữ thần Y mà cứu nhân, ý nguyện là thế, nhưng nào ngờ hôm nay lại được Lữ tiên sinh mở lời trước, xem như chuyện vui bất ngờ ập tới, còn gì hay hơn. Bà Thị Hà nhìn Hoàng Chỉ rồi như không nói thêm vì quá hiểu ý của con trai bà nói:
– Vậy thì tốt quá còn gì. Từ nhỏ Hoàng Chỉ nhà tôi mơ ước được làm thầy thuốc cứu người giờ được theo Lữ tiên sinh đây còn mong ước gì hơn. Nay tôi cho phép Hoàng Chỉ theo thầy mong sao thầy dạy bảo cháu cho nên người… Hoàng Chỉ còn không biết mau cảm tạ thầy đi con.
Hoàng Chỉ vội quỳ xuống, dập đầu dưới chân Lữ tiên sinh nói:
– Dạ con cảm ơn người đã nhận con làm đồ đệ… nguyện cố gắng học hỏi. Mong thầy chỉ giáo.
Kể từ đó, Hoàng Chỉ cùng Lữ Tiên Sinh song hành, ngao du khắp nơi trị bệnh cho bá tánh. Nơi nào hai thầy trò đến cũng giúp rất nhiều người qua cơn hoạn nạn. Hoàng Chỉ vốn tính tư chất thông minh nên chẳng bao lâu sau đã thụ giáo gần hết các cách thức chữa bệnh, bốc thuốc, xem mạch của Lữ Gia.
Thấm thoát đó mà đã 3 năm trôi qua, giờ Hoàng Chỉ đã trở thành một thanh niên khôi ngô tráng kiện. Một hôm Lữ Tiên Sinh sau một chuyến đi dài ngày, hai thầy trò cùng ngồi dưới tán cây to đầu đình làng Lữ Tiên Sinh nói:
– Ta đã ngao du sơn thủy nhiều năm qua, cứu nhân cũng không ít, nay tự thấy sức khỏe cũng đã xế chiều, không biết liệu còn tại thế được bao lâu, nay ta muốn cùng đệ tử, hai thầy trò mình cùng về nơi cố hương của ta, nhà ngươi có muốn theo cùng chăng?
Hoàng Chỉ chấp hai tay cung kính nói:
– Đệ tử từ khi được thầy dẫn dắt cũng đã nguyện một lòng theo ngài đến bước đường cuối cùng, thầy đâu trò đó. Về cố hương của thầy cũng là điều đệ tử mong muốn. Vậy dám hỏi thầy khi nào mới xuất hành?
Lữ Tiên Sinh quay đầu nhìn về phía hướng Bắc mà nói:
– Ngày mai ta thu xếp lên đường…
Nội dung truyện ok quá, mà cách hành văn đọc lên thì bị khựng quá, chưa được tự nhiên lắm