TẢ AO PHẦN 1 - Tập 13 - 2
“Ta cảm ơn các vị đã chiếu cố mà đến đây, cùng ta bàn chuyện đại sự, như ta đã biết Tiết Độ Sứ An Nam Cao Biền đã thực hiện nghi thức Bát Quái Tinh Đồ Long, thế trận này xem ra lớn nhất mà các vị từng thấy, nếu không nhờ các vị một tay, ta thật sự nghĩ trận quyết thuật này, khó lòng biết trước ai thắng ai thua, nay bệ hạ muốn cùng với các vị, mỗi người chung tay góp sức mà phá trận đồ tà ác này, nếu sơ xuất chẳng những ta và các vị vong mạng, còn dân chúng An Nam mãi mãi lầm than…”
Có một vị bước ra, dáng người tầm thước, gương mặt thanh thoát, là một nhà sư, tuy còn trẻ tuổi như phong thái vượt xa người thường tên là La Quý truyền nhân thứ ba của phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, đệ tử của thiền sư Thông Thiện, đã thay sư phụ làm nhiều việc giúp ít cho bá tánh, người đời thường xem là một bậc thánh nhân, đứng trước các cao nhân khác chấp tay niệm phật rồi nói:
“A Di Đà Phật… Nước Nam ta có 4 Trấn và 4 Pháp khí, nhằm bình ổn phong thủy cho nhân gian, nay tại hạ mạn phép sư môn, đã được sử dụng 2 pháp khí đã có trong tay ,là Tháp Bảo Thiên Thăng Long và Tượng Phật tại chùa Quỳnh Lâm của tại hạ đây. Còn thiếu 2 pháp bảo là Chuông Quy Điền tại chùa Diên Hựu, Vạc Phổ Minh tại chùa Phổ Minh nữa, mong các chư vị tại đây hoan hỷ mà tập hợp tất cả lại tại chùa Quỳnh Lâm, chúng ta lập đàn cầu cho Long Thần Hộ Pháp Chư Tôn, cùng thần linh bảo hộ An Nam mà phá trận đồ này.”
Thế 4 Trấn – 4 Pháp khí là thế nào mà quan trọng đến An Nam như vậy. Đầu tiên là 4 Trấn, các vị tiên đế đại việt đã kêu gọi mọi người tập trung tìm ra những cao nhân, thuật sĩ, kì tài khắp nơi để lập ra các Trấn dựa theo sức mạnh và thiên tài nơi đó mà thành tựu, thế là 4 Trấn được lập ra. Kinh Bắc mạnh về Thiền Sư, Nho Gia, Địa lý. Sơn Tây mạnh về tâm linh, huyền thuật. Sơn Nam pháp sư, cầu đạo. Hải Dương thu phục ác linh.
Còn 4 Pháp khí còn được gọi là An Nam tứ đại khí là sao. Pháp Khí khác phong thủy ở chỗ, Pháp Khí có chứa trường khí, được đúc hoặc làm ra từ những nguyên liệu quý trong thiên nhiên qua hàng ngàn năm, sau đó được các nhà sư điển hóa, pháp khí không dựa vào độ lớn nhỏ mà dựa vào trường khí nó sinh ra mạnh hay yếu. Pháp Khí mạnh có thể ảnh hưởng đến Phúc – Họa – Cát – Hung – đặt biệt là Trừ Tà Khí trong nhân gian.
Tháp Báo Thiên Thăng Long 12 tầng: Được hai vị thánh tăng Pháp Loa và Minh Không dùng đồng đen để đúc nên tháp, ngọn tháp đúc bằng đồng khắc ba chữ Đao Ly Thiên, tỏ ý tưởng của đấng tối cao xông lên tận trời thẳm. Những vì tinh tú trên thiên hà đêm xuống đều hướng về Phương Nam, đêm đêm tỏa hào quang chiếu sáng đất Thăng Long.
Tượng Phật tại chùa Quỳnh Lâm: Không chỉ được chế tạo từ đồng đen, mà bên trong còn lưu giữ 18 viên xá lợi của các vị bồ tát Đại Việt, lại thêm 360 viên đá linh khí từ các đền thờ chư thánh và anh hùng của Đại Việt. Bởi chứa tinh anh của dân tộc, nên đây là bức tượng linh thiêng vào bậc nhất cõi trời Nam. Có câu nói rằng, chỉ cần pho tượng vẫn còn thì Trung Nguyên mãi mãi không thể xâm phạm bờ cõi An Nam.
Chuông Quy Điền: Cũng do hai vị thánh tăng đúc, các vị cho rằng thần linh Đại Việt tuy nhiều nhưng quỷ ma cũng không thiếu. Trải qua các cuộc chiến tranh, rất nhiều hồn phách của binh sĩ Phương Bắc bỏ mạng lại trên đất Việt vẫn thường quấy nhiễu nhân gian.
Bởi vậy, hai vị đã chiêu hồn họ để làm chày giải oan. Với những linh hồn không thể siêu thoát, hai vị lại thu hồn phách của họ vào chuông Quy Điền rồi thả xuống sông Lục Đầu.
Vạc Phổ Minh: Vạc đặt trong chùa Phổ Minh. Vạc nặng ba vạn cân, bên ngoài có hình rồng uốn lượn và hình chim Lạc đang bay, trên thành có 100 lỗ hình quả trứng tượng trưng cho con Rồng cháu Tiên. Trong mỗi lỗ lại đặt một tượng rồng vàng để tích tụ linh khí của dòng dõi Bách Việt. Bệ vạc khắc tên tất cả các vị vua của dân tộc, từ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân.
La Quý và Hoàng Chỉ được mọi người tin tưởng, giao phó trọng trách lập đàn xã tắc cứu muôn dân, Hoàng Chỉ biết được ngày giờ Cao Biền thực hiện khai mở trận đồ, nên cùng mọi người cùng nhau bàn bạc kế sách, chờ ngày giao chiến.
Thành Đại La hôm ấy, trời như biết được sắp xảy ra một trận tranh đấu, nên kinh thiên động địa, sấm chớp nổi lên những tia sét ngang dọc như xé toạc bầu trời trong đêm, tiếng gió nổi lên từng cơn như khóc than cho số phận An Nam, luôn chịu bao đau thương, mà kiên cường này.
Trên cửa thành, một nhóm người đang đứng trước bàn lễ khấn vái, đứng đầu là Tiết Độ Sứ An Nam theo sau là đám Sứ Thử Quốc, hì hụp khấn vái, trên tay đọc câu lệnh triệu hồi âm binh, rải từng nắm hạt đậu ngũ sắc trong tay xuống đất thực hiện tà pháp; “Tản Đậu Thành Binh” những âm binh xếp thành hàng cả trăm tên, mặt đầy sát khí, sau đó dùng một đạo phù dán trên thanh Kiếm Long Quyết chỉ về phía núi Bạch Hổ, quăng trên tay ra một Kim Bài bằng đồng đen, hô lớn:
“Trảm Thần”.
Chỉ nghe âm thanh ùn ùn trên đỉnh núi tràn xuống, một hình tướng sáng chói mắt, màu vàng xuất hiện, trên tay cầm thiết trượng xanh, gầm lên tức giận:
“Ta là thần tướng bảo vệ nơi này ai cho phép ngươi lộng hành, che mắt Thiên Địa làm chuyện ác nhân thất đức, chuyện này không thể dung thứ..”
Nói xong bước đến, như bị hàng trăm tên âm binh vây lấy, Cao Biền lại lấy ra chiếc hộp gỗ lớn trên tay:
“Giờ mới chịu xuất hiện ah.. Thần Long Đỗ ta tưởng ông chỉ là truyền thuyết thôi chứ… giờ thì ta tiễn ông một đoạn… hahaha.”
Nói xong mở chiếc hộp trên tay ra, tức thì xuất hiện một Soái Vong tay cầm kiếm lệnh lao thẳng tới thần Long Đỗ. Thần Long Đỗ dù có phép lệnh, như mãnh hổ nan địch quần hồ, âm binh hết lớp này đến lớp khác cứ lao đầu đến, chém đứt lìa thì tự ráp thân lại, còn Soái Vong kia chính là Cao Thừa Minh lúc sống là một chiến tướng tinh anh của Phương Bắc, khi chết đi cũng có chút uy thần sát khí, mạnh mẽ ra những đòn đánh hiểm hóc, nếu không phải thần tiên thì ra bỏ mạng trong một khắc.
Nội dung truyện ok quá, mà cách hành văn đọc lên thì bị khựng quá, chưa được tự nhiên lắm