Oán hồn nơi cuối làng - Chương 1
Ở gốc đa đầu làng Xuân chiều hôm nay nom có vẻ đông vui hơn mọi ngày khi tiếp đón độ hơn chục đứa con nít trong làng. Cả đám chúng nó xúm xụm nhau lại bàn tán râm ran, nom mặt mũi đứa nào đứa đó tỏ ra hớn hở lắm. Bởi sáng nay thằng Tèo báo cho cả lũ một tin chấn động. Rằng thì là chiều nay anh Tuấn con ông Tâm đi xuất khẩu lao động ở tít bên Hàn Quốc về quê.
Nghe tin đó cả đám nhỏ sau khi ăm cơm trưa liềm rủ nhau tranh thủ đến đây. Nhưng ngồi đợi cả buổi mà chẳng thấy anh Việt kiều nào về ngang qua, thằng Đức tỏ ra thất vọng nói:
_ này Tèo hôm qua mày có nghe nhầm không đấy.
_ nhầm sao được mà nhầm, tối qua tao theo bố tao qua nhà ông Tâm nghe ông ấy nói rõ ràng là chiều nay anh Tuấn sẽ đáp máy bay về nước mà.
Thằng Tèo lắc đầu nói, tụ kia nghe vậy xúm lại góp lời, chúng nó mỗi đứa một câu chả mấy chốc chỗ gốc đa đó nhốn nháo như có bầy chim vỡ tổ:
_ có khi nào ông Tâm cũng nghe lộn không, chứ nói ba giờ chiều về tới làng mà bây giờ cũng gần 6 giờ tối rồi.
Một thằng nhóc khác nói vừa dứt lời thì vừa hay con Lan phóng cái xe đạp cũ đến, chưa kịp phóng xuống xe nó đã cất giọng nghe oang oang.
_ anh Tuấn về làng rồi kìa, chúng mày ơi Việt Kiều về làng rồi.
Con nhỏ nom bé nhất đám nhưng được cái loa to, thành ra nó phát thanh một cái là lấn áp luôn cả tiếng rì rầm của đám con trai trong làng. Cả bọn im lặng vài giây, thằng An mới tiến lại chỗ con bé Lan hỏi:
_ đâu đâu sao tao không thấy gì ?
Sau câu nói của thằng An, cả đám kia lại bắt đầu nhốn nháo. Chúng nó thi nhau hỏi, một vài đứa còn hướng ánh mắt về phía con đường đất độc đạo dẫn về làng. Con Lan nhìn tụ nó cứ như đang đợi mẹ đi chợ về cho bánh một hồi chống nạnh đáp:
_ từ từ đã anh Tuấn còn đi mua gì đó ở quán tạp hoá tít làng bên cơ, nãy tao gặp anh ấy thế là được cho nguyên một bịch kẹo chô cô la luôn nè.
Vừa nói con Lan vừa lấy ra một bịch kẹo socola đưa lên dứ dứ, xong lại mau chóng cất vào trong người như thể sợ cả đám con trai trong làng cướp mất. Bên phía cánh đồng gần đó có mấy bà đi thăm ruộng nghe tiếng đám trẻ bàn bạc với nhau cũng dừng lại lắng tai nghe. Một bà độ hơn 50 tuổi bên hông cắp một cái thúng nhỏ đi ngang qua chỗ mấy người đó nói:
_ gớm cái thằng con lão Tâm mới ngày nào còn bé cỏn con qua ỉa đầy sân nhà tôi, ấy thế mà giờ này đã thành Việt Kiều. Nghe cứ oách cứ như ông nghè về làng ấy các bá nhỉ.
Một bà khác lại nói thêm vào:
_ ừ bây giờ có khi nhà ông ấy lại oách nhất cái làng này.
Bà nọ vừa dứt lời cũng là lúc trên con đường làng có một người thanh niên vai khoác ba lô, hai tay kéo thêm hai cái vali to uỵch đi tới. Đám trẻ thấy vậy liền ùa tới chỗ anh ta.
_ a anh Tuấn về làng chúng mày ơi, Việt kiều về làng.
Đứa lại nói:
_ anh Tuấn lần này về có mua kẹo như lần trước anh hứa không ?
_Có chứ, nhưng để từ từ lát nữa về nhà anh phát cho mấy đứa.
Anh Tuấn đáp, tay làm động tác vỗ vỗ vào cái vali ý chỉ trong này đầy quà cáp mấy đứa không cần phải lo hết phần. Mà đúng vậy ở làng Xuân này hai tiếng Việt Kiều nghe nó oách lắm, cũng vì cái tiếng thơm đó mà hễ có ai đi nước ngoài về đều phải khuân vác cả đống quà bánh để đi thăm từng nhà trong làng. Chứ hàng lý về quê lần này của anh Tuấn cũng chỉ có một vài bộ đồ cá nhân, với số giấy tờ tùy thân nhét vào cái balo đeo ở sau lưng là đủ. Còn bao nhiêu đồ đạc cách đây mấy tuần anh đã bán hết cho một ngôi chợ đồ cũ ở bên đó cả rồi.
Lúc điện về nhà ông Tâm có đề cập đến vấn đề đó, anh chỉ nói:
_ thôi bố ba cái đồ đó tha lôi về Việt Nam làm gì cho nặng ra, với lại ở trên huyện thiếu gì mua lại rẻ nữa…
Thấy anh Tuấn nói vậy, ông Tâm cũng thôi. Tuy nhiên ông vẫn dặn kỹ lưỡng cậu con trai mình sắp tới về làng nhớ mang theo một món đặc sản không thể thiếu của mấy người gắn mác Việt Kiều ấy là :
“nổ”
thật hễ có ai trong làng hỏi bên đó anh hay chị làm gì thì nhất định phải bốc phét lên. Ví dụ công nhân nói là làm giám đốc…. Vân vân và mây mây… nói chung nổ như thế người ta mới tin, chứ thật thà nói ra công việc mình đang làm bên đó người làng lại bảo rằng thì là giả nghèo khổ hay khiêm tốn. Chính anh Tuấn sau vài lần thật thà nói công việc của mình chỉ là công nhân vận hành máy cũng đã rút ra được kinh nghiệm, thành ra bây giờ hễ có ai hỏi anh đều nói:
” cháu là giám đốc điều hành… nghe vừa sang mồm lại được người ta nể trọng.”
Về lại gốc đa, sau khi đám trẻ nghe anh Việt Kiều nói vậy, một đứa liền nhanh nhảu:
_ anh để tụ em kéo phụ về nhà cho.
_ ừ mấy đứa kéo cẩn thận kẻo hỏng hết đồ của anh đấy.
Anh Tuấn nói, bọn trẻ đáp:
_ rồi anh yên tâm.
Nói rồi tụ nó xúm lại kéo hai cái vali to vật vã chạy ù ù trên con đường làng. Anh Tuấn cũng rảo bước đi theo tụ nó đi được độ chục mét thì bắt gặp bà cô cắp cái thúng khi nãy đi về phía mình, hai người vừa chạm mặt nhau bà nọ liền nở một nụ cười nhăn nhó:
_ giám đốc Tuấn mới về quê đấy à ?
_ dạ vâng cháu mới về lúc nãy.
Anh Tuấn đáp, bà nọ hỏi tiếp:
_ thế lần này về ở có lâu không ?
_ cháu về đây ở luôn cô ạ, tiện xây căn nhà lập nghiệp luôn. Đi đâu cũng thế chi bằng về đây làm giàu