Nước mắt đỏ - Chương 9
Chương 9: NỖI LÒNG
Tôi lúng túng, bởi thái độ của mình. Lí nhí nói “vâng” rồi ngồi xuống. Người phụ nữ rót một chén nước đưa cho tôi. Rồi ngồi xuống cạnh tôi, nắm lấy tay tôi, bà từ tốn hỏi:
– Con tên gì vậy?
Tôi lễ phép trả lời:
– Con tên Nguyệt.
– Cái tên đẹp quá. Bác tên Hà, còn thằng con bác tên Phùng. Mà bác hỏi khí không phải, tại sao cháu lại nghĩ quẩn như vậy?
Nghe người phụ nữ tên Hà hỏi, tự nhiên nước mắt tôi trào ra, không thể nào khống chế được. Dù đã tự dặn lòng không khóc, thế nhưng đợi đến khi lời muốn trào ra, cổ họng tôi đau nhói. Nước mắt như mũi kim đâm vào da khi nó chảy qua. Tôi đã chịu như thế như thế, đã sống sót đến thời điểm này, cũng cho rằng là mạnh mẽ đi. Nhưng sao giờ lại khóc.
Tôi nghẹn ngào trong nước mắt, cảm giác bản thân có người quan tâm như được vỗ về, đem hết tất cả mọi chuyện kể rõ sự tình cho bà nghe.
Người đàn ông kia đứng một bên, cũng im lặng lắng nghe câu chuyện trong từng tiếng nấc của tôi. Nghe xong rồi, chỉ còn tiếng tôi òa khóc trong căn nhà yên tĩnh, người đàn bà vuốt nhẹ mái tóc tôi giọng có chút chua xót.
– Sao cuộc đời này lại lắm chuyện éo le đến như vậy. Con gái à! Nếu không thể nín nhịn, thì hãy để cho hắn trả giá vì những gì mình đã làm. Hãy để pháp luật và dư luận phán xét hắn. Chứ đừng im lặng như thế, vì người khổ chính là mình chứ không phải ai khác.
Tôi vẫn khóc, nhưng không phải khóc trong sự đau đớn hay mụ mị của thù hằn nữa. Tôi có lý trí. Lời người phụ nữ nữa như chữa lành, nữa như ánh sáng cho tôi bám víu và cổ vũ tinh thần yếu đuối của tôi.
Phùng đã đi đâu đó vào trong nhà, không gian chỉ có hai người ờ lại. Sự tĩnh lặng càng làm tôi lý trí.
Đúng! Người phụ nữ này nói đúng. Hắn không phải thứ đáng để tôi đau lòng. Tôi phải mạnh mẽ lên, phải khiến cho hắn trả một cái giá thật đắt.
Hai chúng tôi ngồi tâm sự với nhau một lúc khá lâu, được bà Hà an ủi, tôi cảm thấy nhẹ lòng, tôi chào bà để ra về. Bà Hà nắm tay tôi nói:
– Về nhà đi con, nhớ đừng làm điều dại dột đấy. Chết vì kẻ như thế không đáng đâu.
Nhưng nghĩ lại, tôi thì làm gì có nhà? Dù vậy, tôi cũng nói như để bà an lòng.
– Vâng cháu xin nghe lời bác. Cháu xin phép về.
Có lẽ bà Hà không yên tâm về tôi, bà gọi vọng vào trong:
– Phùng ơi! Con đưa Nguyệt về hộ mẹ với!
Tiếng Phùng từ bên trong vọng ra:
– Vâng ạ.
Tôi có chút ái ngại nói:
– Thôi cháu về một mình được ạ. Phiền mọi người quá rồi.
– Đâu có được, cháu thân gái đi một mình đi đêm nguy hiểm. Cứ để thằng Phùng nó đưa về.
– Vậy thì, thì phiền anh ấy quá.
– Không sao. Đừng nghĩ nhiều quá.
Chẳng mấy chốc, Phùng chạy từ trong nhà ra, đôi tay vẫn còn ướt nhẹp, vẫn còn đang chạy nhỏ giọt từ trên tay xuống đất. Nhìn bộ dạng này của Phùng, tôi đoán anh đang dọn dẹp đồ đạc cho mẹ. Nghe thấy tiếng mẹ gọi thì vội vàng chạy lên.
Tôi chào bà Hà rồi cũng Phùng trở về nhà. Hai chúng tôi đi cạnh nhau nhưng chẳng ai nói với ai câu nào.
Về tới nhà, tôi quay lại nói với Phùng:
– Tôi tới nhà rồi. Cảm ơn anh đã đưa tôi về.