Người chôn dưới nhà vệ sinh - Chương 1
Chương 1
Có một người đàn bà mới chuyển nhà đến đây, bà ta tên gọi là Xuân. Bà Xuân năm nay đã ngoài 70, bà sống một mình không con không cháu. Đến cuối đời bà mới tiết kiệm đủ tiền mua ngôi nhà để dưỡng già.
Căn nhà này rất đẹp và rộng rãi. Nhưng do chủ nhân cần tiền gấp để lo công việc gia đình, cho nên giá bán cũng rất rẻ. May mắn cho bà Xuân khi vô tình nghe thấy chủ nhà nói chuyện với bạn về việc bán đất. Vậy là bà thành công mua được ngôi nhà với giá rất rẻ.
Khi bà mới chuyển đến, khá nhiều người cũng đến hỏi thăm. Bà Xuân cùng đon đả chào đón. Nhưng rồi khách cũng vãn dần. Lúc ấy bà mới bắt tay vào dọn dẹp. Thời gian cũng trôi rất nhanh, thoáng chốc trời đã nhá nhem tối.
Bỗng nhiên bà Xuân nhìn thấy bóng một cô gái đang lấp ló phía ngoài hiên nhà. Cô ta mặc áo bà ba màu nâu và một chiếc quần nái đen. Mái tóc buông xõa che hết cả khuôn mặt. Khiến người ta khó có thể nhìn thấy rõ nhân dạng của cô ấy thế nào.
Do mải làm, bà Xuân cũng không chú ý lắm đến sự xuất hiện cô ta. Đồ đạc thu dọn cũng rất nhiều. Bà phải đem hết đống đồ ở ngoài sân vào nhà trước khi trời trở khuya. Bởi biết đâu trong lúc ngủ trời đổ mưa, bà sẽ chạy không kịp.
Khi đã dọn gần xong, bà ngẩng lên, mới nhận ra có người đang đứng ở đó nhìn bà. Nghĩ là hàng xóm đến chơi, bà Xuân mới đon đả:
– Chào cô! Cô mới tới chơi ạ? Mời cô vào nhà mời nước!
Nhưng không, cô gái ấy không nói một lời quay đi nhằm hướng cổng mà đi tới. Thấy thái độ của cô gái như vậy. Bà Xuân khẽ lắc đầu, miệng lẩm bẩm:
– Người gì mà kỳ cục vậy. Một câu cũng không nói,lẳng lặng như ma ấy.
Nói rồi, bà quay trở vào nhà dúm bếp nấu cơm. Mải lu bu với đồng việc nhà, bà cũng quên luôn người phụ nữ kỳ lạ ấy.
Nhưng mấy ngày liền, bà vẫn thấy cô ta đến nhà và đứng ở nơi đó, không chào hỏi, cũng chẳng nói năng gì với bà. Điều đấy khiến bà vô cùng tò mò về người người phụ nữ ấy.
Trong lòng bà luôn tự hỏi: “Tại sao, cô gái ấy cứ tối đến, lại tới đứng ở sân và nhìn vào trong nhà mình như thế?” Bà tự hỏi rồi lại tự trả lời. Nhưng chẳng có câu trả lời nào khiến cho bà vừa lòng cả.
Ban đầu bà cũng định bụng sẽ không quan tâm đến cô ấy nữa. Mặc cô ta muốn làm gì thì làm.
Nhưng nhiều ngày như thế, dù có tốt tính đến mấy, bà cũng bắt đầu cảm thấy khó chịu. Đến một ngày, không nhịn được nữa, bà Xuân lại gần, cất tiếng hỏi:
– Này cô! Cô là ai? Tại sao ngày nào cũng đến sân nhà tôi đứng nhìn vào nhà như vậy? Cô có biết nhìn vào nhà người khác như thế là bất lịch sự lắm không?
Cô gái vẫn lẳng lặng đứng đó, không nói không rằng. Bà Xuân có chút tức giận vì thái độ bất lịch sự của cô gái, đưa tay lên định kéo cô ta quay lại để hỏi, thì cánh tay bà lại bị trượt trong không khí.
Cô ta đã xoay người bước ra khỏi sân rồi. Bà tức giận gọi lớn:
– Này cô kia! Sao cô bất lịch sự vậy? Tôi hỏi mà cô không trả lời.
Cô gái vẫn không nói không rằng lầm lũi bước đi. Trong đầu bà thoáng hiện ra một suy nghĩ: “Có khi nào cô ta là người câm điếc, và trí óc không được bình thường không?”
Quả thật vậy, cũng chỉ có người câm điếc mới không có phản ứng với câu hỏi của người khác như thế. Thôi thì bà cố gắng nhìn xem mặt mũi cô ta thế nào, rồi khi nào rảnh rỗi sẽ qua nói chuyện với người nhà cô ấy. Đừng để cô ấy đi như thế này.
Không biết do mắt kém, hay là do trời tối, mà bà Xuân không tài nào nhìn rõ mặt của cô gái. Cũng định theo cô ấy về nhà. Nhưng nghĩ tới công việc còn đang giang dở của mình. Nên đành tặc lưỡi không đuổi theo cô ta nữa.
Đã năm ngày trôi qua, công việc cũng bắt đầu rảnh rỗi, bà Xuân bắt đầu chú ý tới người phụ nữ kia. Cô ta ngày ngày vẫn đến và đứng im ở đó.
Quan sát kĩ cô ta, bất giác bà Xuân cảm thấy ớn lạnh. Ở cô ta, có cái gì đó khiến bà cảm thấy bất an. Con người ta một khi cảm thấy bất an, trong lòng sẽ nảy sinh ra những nghi ngờ, suy diễn lung tung.
Mượn cớ chào hỏi hàng xóm, bà Xuân gợi chuyện để dò hỏi xem người phụ nữ ấy là ai. Đồng thời cũng hỏi xem có ai biết cô ta đến nhà bà làm gì không. Nhưng khi hỏi, thứ bà nhận được chỉ cái lắc đầu, và câu trả lời “không biết”.
Thấy không thu được kết quả gì, trong lòng bà Xuân bắt đầu có chút lo lắng. Bất giác bà nghĩ đến việc cô gái kia có thể là một con ma. Chỉ nghĩ thôi, bà cũng đã cảm thấy rùng mình rồi. Nếu cô ta là ma, thì ngôi nhà của bà đang chắc chắn có vấn đề.
Bà Xuân bèn nghĩ cách để lái chủ đề cuộc nói chuyện sang ngôi nhà của mình. Bà Xuân khéo léo gợi chuyện để dò hỏi xem, ở căn nhà mà bà đang ở có sự lạ gì không.
Qua lời kể của mấy người dân trong làng, thì vợ chồng chủ trước không hạnh phúc, bọn họ thường xuyên xảy ra xung đột cãi vã. Rất nhiều lần anh chồng đập vỡ hết đồ đạc, đánh vợ một cách không thương tiếc.
Có lúc cô vợ phải nhập viện cấp cứu vì bị trấn thương quá nặng. Có những lần, hàng xóm mà không can thiệp kịp, thì có lẽ cô ấy đã chết dưới những trận đòn roi của người chồng rồi.
Cảnh sát được người dân báo án, nhiều lần tới điều tra, nhưng cô vợ ngu ngốc, vẫn một mực bao che, cho hắn. Cô ta còn nói rằng những vết thương ấy là do mình vô ý bị vấp ngã, chứ không phải là chồng đánh đập.
Trước sự nhu nhược đến ngu ngốc của người vợ, dân làng cũng cảm thấy bất lực không thể giúp gì cho cô ta nữa. Dần dần, cũng chẳng ai còn muốn giúp đỡ cô ta nữa.
Lần cuối cùng họ nghe thấy tiếng cô ta, là lúc người chồng đánh và đuổi cô ta ra khỏi nhà. Ngày hôm đó, mọi người trong làng cũng nghe thấy, tiếng người phụ nữ ấy gào lên: “Được tôi sẽ rời gọi cái nhà này cho anh vừa lòng. Tôi cũng chán cái cảnh này lắm rồi. Từ giờ chúng ta ân đoạn nghĩa tuyệt.”
Cũng đêm đó, người vợ đã bỏ đi biệt xứ. Để lại người chồng ở một mình trong căn nhà đó. Một thời gian sau, anh chồng cũng rời khỏi căn nhà đó và treo biển bán nhà.
Lúc này, bà Xuân đã lờ mờ hiểu ra sự tình trong câu chuyện, bà tự dằn lòng: “Có lẽ nào, người phụ nữ ấy đã chết rồi. Và người con gái hằng tối đứng đó, chính là bóng ma của người phụ nữ mất tích kia.”
Nghĩ đến cái cảnh, ngày nào cũng có một con ma, chạng vạng tối đến nhìn chằm chằm vào nhà, rồi lại lặng lẽ rời đi. Nghĩ tới việc sẽ phải sống ở một nơi có ma, bà ta khẽ rùng mình vì sợ.
Nếu cô ta là một con ma, thì quả thật bà sai lầm rồi, bở bà đã từng lầm tưởng con ma đó là một người vừa câm vừa điếc, hoặc là người có bệnh tâm thần.
Một cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng. Bà Xuân bắt đầu cảm thấy lo sợ, về đến nhà rồi mà bà chỉ dám đứng trước cổng không dám bước vào.
Bà Xuân bắt đầu tưởng tượng ra vô vàn những điều mà con ma ấy sẽ làm với mình. Lúc thì thấy nó túm chặt lấy cổ mình mà siết cho tới chết. Lúc thì thấy nó trong hình dạng gớm ghiếc, nhé hàm răng sắc nhọn, cùng với cái miệng rộng ngoác cắn mạnh vào cổ bà. Lúc lại thấy nó cầm dao cắt từng mảng thị của mình ăn… Rất nhiều hình ảnh ghê rợn khác hiện ra trong đầu của bà, khiến bà Xuân không thể bình tĩnh được. Trong đầu bà Xuân, bắt đầu nhen nhóm ý định chuyển nhà đi nơi khác.
Màn đêm đã bắt đầu buông xuống, sắc trời cũng đã ngả dần sang đen, nhìn trời lên bầu trời bà ước chừng gần đến giờ con ma đó xuất hiện. Bà vội vàng chạy về nhà, vơ lấy cái bật lửa và bó bó hương, bước nhanh ra ngoài, thắp một nén hương lên, chấp tay hướng về phía cô gái ấy hay đứng mà khấn vái:
– Tôi lạy cô, tôi không biết cô là ai, cũng không biết cô là người hay ma. Nếu cô là ma, cô sống khôn thác thiêng, cô báo cho tôi biết cô cần gì, để tôi chuẩn bị cho cô. Chứ tôi già cả rồi, cô tha cho tôi, đừng dọa nạt tôi nữa!
Quả nhiên, xẩm tối ngày hôm đó, người phụ nữ không thấy xuất hiện nữa. Trong lòng bà Xuân bắt đầu hoang mang tự hỏi;
– Lạ nhỉ! Hôm nay không thấy tới. Không biết do cô ta là ma nên đã nghe thấy mình khấn, mà không hiện ra nhát mình nữa. Hay là người ấy là người, hết tò mò rồi nên không đến nữa.
Những suy nghĩ quẩn quanh, khiến bà Xuân trằn trọc mãi mới có thể chìm vào trong giấc ngủ. Đêm ấy, bà mơ thấy một người phụ nữ có gương mặt nhợt nhạt, làn da chỗ xanh chỗ tím, có chỗ còn đang nhểu ra thứ nước dịch đen đen đỏ đỏ mà bà cho rằng đó là máu. Một bên gương mặt của cô ta sưng phù biến dạng, mái tóc dài bù xù buông xõa. Quần áo rách nát, cơ thể như không có sức sống, cô ta nhìn bà bằng ánh mắt đầy van lơn. Cô ta nói cất tiếng nói:
– Bà ơi! Con lạnh lắm! Bà đưa con lên đi! Ở đây vừa lạnh, vừa hôi, vừa thối nữa bà ạ. Con muốn được tắm rửa! Bà đưa con lên đi!
Nói xong câu ấy, cô ta ngay lập tức biến mất. Lúc này, bà Xuân mới giật mình tỉnh giấc. Nhìn lên chiếc đồng hồ trên đầu giường, kim của nó chỉ vừa đúng 3h sáng.
Nhìn cái đồng hồ, mà mồ hôi lạnh của bà túa ra như tắm, từng giọt chảy dài trên gương mặt của bà Xuân. Sống lưng bà có cảm giác lạnh toát như có ai đó chạm vào.
Bà sợ hãi quay lại nhìn phía sau lưng mình, rồi tự cười nhạo bản thân nhát gan, chẳng được gì còn để thần hồn nát thần tính. Lòng bà thầm nghĩ; “Có lẽ nào giấc mơ đó là người phụ nữ kia về, để báo mộng cho mình. Muốn mình đi tìm xác của cô ta,” Chắp tay hướng về phía người đàn bà kia hay đứng, bà lầm rầm khấn: