Ngọt ngào tựa mây bay - Chương 2
Bệnh viện.
Trước cửa phòng cấp cứu ông bà nội ngoại của tôi đều có mặt đông đủ, mặt ai cũng thoáng nét u sầu, cầu mong cho người nằm bên trong tai qua nạn khỏi, chỉ cần giữ được tính mạng là đủ rồi. Họ sẽ không chịu nổi cảnh người tóc bạc tiễn người đầu xanh đâu.
Theo lời kể của người dân gần đó, ba tôi đang đi thì bị một chiếc xe đi ngược đường đâm vào, ông bất ngờ bẻ lái, lao thẳng vô trụ điện gần đó. Đầu đập xuống đất, máu chảy ra lênh láng, một chân bị chiếc xe đè lên. khi được mọi người phát hiện hô hoán đưa đi cấp cứu thì ba tôi đã ở trong tình trạng hôn mê sâu không còn biết gì.
Người gây ra tai nạn lại chỉ bị xây xước nhẹ, một tay bị gãy, hiện vẫn còn đang ở trong băng bó vết thương.
Sau thời gian chờ đợi mỏi mòn, từng giờ từng phút trôi qua dài tựa như một thập niên, bác sĩ cùng các y tá trong phòng phẫu thuật cũng bước ra, họ thông báo ba tôi bị đa chấn thương:
Phần đầu có hiện tượng sốt huyết nhẹ, không nguy hiểm đến tính mạng hiện tại đã qua cơn nguy kịch. Riêng đôi chân không cứu chữa được, có lẽ ông phải ngồi xe lăn suốt đời, không thể đứng lên được nữa.
Biết rằng có thể giữ lại mạng sống là tốt rồi nhưng khi nghĩ đến việc ba tôi không thể đi lại được nữa thì cả gia đình tôi cũng đau lòng không thôi, không tránh khỏi việc than trời trách đất gào khóc khắp bệnh viện.
Ba tôi từ ngày ấy, tính tình cũng trở nên cáu bẳn khó chiều, thường kiếm chuyện vô lý với mẹ. Đến cả tôi và em cũng không dám đến gần ông ấy, mỗi lần ba tôi nổi hứng kiểm tra sách vở thì cả hai đều run như cầy sấy vì biết thể nào cũng bị bắt lỗi và mắng một trận ra hồn. Có lần tôi nghe tiếng ông hét lớn với mẹ ở trong phòng:
“Tránh xa tôi ra, tất cả đi hết đi. Tôi không cần mấy người thương hại tôi.”
Không nghe tiếng đáp lại, chỉ nghe tiếng khóc thút thít tủi thân của mẹ. Bà luôn nín nhịn chồng như vậy vì bà hiểu rõ ông ấy đang gặp vấn đề về tâm lý, bà tin thời gian sẽ giúp ông nguôi ngoai và bình tĩnh lại. Lúc ấy mọi chuyện đâu sẽ vào đấy. Tình nghĩa vợ chồng gần hai mươi năm bà sao có thể bỏ ông lúc ngặt nghèo như này chứ?
Cũng từ ngày ấy, nhà tôi rơi vào không khí nặng nề, chẳng còn tiếng cười đùa như trước nữa. Mẹ tôi ngoài giờ đến lớp còn nhận thêm quần áo về nhà vắt sổ, kiếm thêm thu nhập. Ngày nào bà cũng thức dậy vào lúc ba giờ sáng, đi ngủ sau mười một giờ. Mới một thời gian ngắn mà bà đã ốm đi trông thấy.
Giờ đây gánh nặng kinh tế đỗ dồn lên đôi vai gầy của mẹ, tiền học, tiền thuốc, tiền sinh hoạt… tất cả đều một mình mẹ gánh vác. Tôi thương mẹ lắm muốn làm gì đó giúp mẹ nhưng ngoài việc dọn dẹp nhà cửa, đỡ đần công việc nhà giúp mẹ, tôi chẳng biết làm gì hơn.
Đến cả việc vệ sinh người giúp ba, tôi cũng không làm được. Vì mỗi lần gần ông, ông luôn kiếm chuyện chửi mắng. Chẳng giống ông ngày xưa ôn hoà và yêu thương các con.
Tôi muốn phụ mẹ mình kiếm thêm thu nhập từ việc cắt chỉ nhưng bà từ chối, nói:
“Để mẹ làm được rồi. Con lo học cho tốt, phụ mẹ việc nhà và lo cho em như vậy là đủ rồi. Đừng để việc học bị sao nhãn.”
Đêm đã khuya, hé cửa phòng mình nhìn ra ngoài, tôi thấy mẹ còn ngồi ở phòng khách, trong ánh đèn leo lét mờ mờ không nhìn rõ mặt, tay bà vẫn đang miệt mài làm việc, thi thoảng lại đưa tay lên lau mắt, hình như:
“Mẹ đang khóc.”
Rón rén bước ra ngoài, tôi đi đến cạnh bên mẹ ôm lấy bà an ủi:
“Mẹ đừng khóc. Có chuyện gì sao? Nói con nghe đi con sẽ sang sẽ với mẹ.”
Đưa tay lau vội nước mắt trên mặt, bà mỉm cười ôn nhu, cố tỏ ra là mình ổn, đáp lời tôi:
“Đâu có, mẹ không khóc chỉ là cay mắt nên bị chảy nước mắt thôi.” – Bà nhìn tôi, quan tâm hỏi: – “Sao con còn chưa ngủ nữa?”
Miệng hỏi, tay bà vẫn tiếp tục công việc còn đang dang dở.
Tôi biết mẹ mình nói dối nhưng không vạch trần bà. Đắn đo một hồi, tôi mở lời:
“Mẹ cho con nghỉ học đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình mình nha.”
Tay mẹ tôi khựng lại, bà nhìn tôi nghiêm giọng, bảo:
“Không được. Con năm nay đã là cuối cấp rồi, mấy tháng nữa thôi là sẽ thi tốt nghiệp rồi đến thi đại học. Nghỉ học lúc này không phải là uổng phí mười hai năm học sao?”
“Không sao mà mẹ. Con sẽ xin bảo lưu kết quả khi nào nhà mình khá hơn con lại đi học đến lúc đó cũng không muộn.”
Tôi cố gắng thuyết phục bà.
Tiếp tục công việc dở dang, lần này mẹ tôi không nhìn đến tôi nữa, bà nói:
“Mẹ nói không được là không được. Con học bài xong rồi thì về phòng ngủ đi. Ngày mai còn dậy sớm học bài.”
Vẻ như mẹ tôi đang tức giận. Còn tôi thì cảm thấy không phục tại sao cứ phải thi đại học rồi học đại học không vào đại học người ta cũng có thể học những cái khác cơ mà. Như là đi học nghề chẳng hạn.
Gia đình thì đang khó khăn, sách vở đối với tôi cứ như kẻ thù. Hằng ngày cứ phải đối diện với hàng tá bài tập tôi như muốn phát điên. Áp lực thành tích, áp lực điểm số khiến tôi lúc nào cũng cảm thấy vô cùng căng thẳng. Mẹ có bao giờ hỏi tôi muốn gì? Và thích làm gì chưa? Sao bà cứ ép tôi phải theo ý bà?
Tôi bất đồng, đứng phắt dậy, miệng dõng dạc tuyên bố:
“Mặc kệ mẹ nói gì từ mai con sẽ không đến trường nữa. Con sẽ tự đi xin việc làm nuôi sống bản thân mình. Con không muốn ăn bám gia đình này nữa, con không muốn là gánh nặng của mẹ.”
Chát!
Mẹ tôi tát mạnh vào mặt tôi một cái rõ đau, nước mắt của bà cũng trực trào rơi xuống:
“Con có biết mình đang nói gì không hả?”
Tôi ôm mặt, chỗ vừa bị đánh, nước mắt lăn dài trên khuôn mặt bầu bĩnh của mình, ai oán nhìn mẹ:
“Mẹ đánh con? Con ghét mẹ.”
Từ khi tôi hiểu chuyện đến nay, bà chưa từng giá tay với tôi một lần nói gì đến việc đánh tôi. Cái bạc tai này của mẹ làm tôi cảm thấy rất sốc.
Tôi bỏ chạy ra khỏi nhà, lòng thầm thề:
“Mình sẽ không bao giờ bước chân về căn nhà này nữa. Nó bây giờ chẳng còn là nhà nữa rồi mà chính là địa ngục.”
Thấy tôi chạy đi, mẹ cũng chạy theo ra đến cửa, tiếng bà kêu vọng theo:
“Tố Tâm, con đi đâu đấy hả? Trời khuya như vậy còn muốn đi đâu?”