Nạn Kinh Hoàng Ở Làng Tuyệt Tư - Ep 3
Tại nghĩa trang làng, nói đúng hơn là một bãi đất trống trong khu rừng hoang. Hòa và Nha ngồi trước một ngôi mộ bằng đá khắc tên Đinh Vĩ Hương, cùng một số tên con cháu người thân thích, trong đó có nên Đinh Thị Nha, là họ tên đầy đủ của bé Nha.
Nha nước mắt giàn giụa, vuốt ve tấm bia mộ mẹ mình mà khóc nức nở. Cô bé chỉ mới mười lăm tuổi, còn rất nhỏ để chịu đựng được cú sốc kinh hoàng này.
– Mẹ ơi….mẹ đừng bỏ con mà mẹ…sao mẹ nỡ bỏ con lại mẹ ơi…
Hòa ngồi cạnh, chỉ biết im lặng, cậu biết giờ không phải là lúc thích hợp để chen vào. Nha vẫn khóc, rồi cô lấy từ chiếc giỏ tre đựng đầy những xấp vải hoa, trùm một tấm vải đẹp nhất lên bãi đất mộ mẹ mình, vuốt nó thật phẳng.
– Mẹ ơi…trời lạnh lắm….mẹ đắp cái này cho đỡ lạnh mẹ nghen…mẹ nghen…
Thấy vậy Hòa cũng không nén được nước mắt, cậu thấy thương Nha, xa mẹ từ lúc còn nhỏ, giờ gặp lại mẹ thì mẹ đã thành cái xác lạnh ngắt làm bù nhìn treo ngoài ruộng. Nha vẫn khóc, vẫn vuốt ve tấm vải hoa đắp trên bãi đất mộ mẹ.
– Anh lấy làm tiếc cho mẹ em, nhưng bây giờ, mình về nhà đi đã, mai lại ra thăm mẹ tiếp nha…
– Anh cứ về đi, bỏ mặc em ở đây cũng được..em muốn ở lại với mẹ….
Hòa nhẹ nhàng thuyết phục Nha:
– Cô Vĩ không thích nhìn em khóc như thế, cô sẽ buồn và đau lòng lắm, làm vậy là em đang hại mẹ chứ không phải thương mẹ đâu. Người mất muốn siêu thoát phải buông được sự lưu luyến, tiếc thương gia đình, em làm vậy khiến hồn mẹ em lưu luyến thêm, khiến cho mẹ không thể an lòng siêu thoát, tiếp tục kiếp sau. Nên là, nghe lời anh, mình về nhà đã, được không Nha?
Nha dù khóc, đau lòng và tiếc nuối, nhưng vẫn nén đau thương vào bên trong, lau nước mắt, nghe theo lời thuyết phục của Hòa, gật đầu đồng ý về, trước khi đi không quên vuốt mộ mẹ một lần nữa, gửi lời tạm biệt rồi mới theo cậu về lại làng.
Trên đường về, lác đác vài hạt mưa phùn. Đường đất trơn trượt.
Nha và Hòa đi cạnh nhau, không ai nói gì với người kia cả. Hòa không dám mở lời vì vẫn thấy nước mắt Nha vương trên gò má gầy, cả hai cứ đi trong im lặng cho đến lúc về.
Mọi người về tới làng, cũng đúng lúc bà Năm tỉnh lại, mà người tỉnh thì cái mồm cũng tỉnh theo, mới mở mắt ra, bà đã bắt đầu khóc lóc:
– Ôi trời ơi bà con ơi…!! Cô Vĩ làng ta chết rồi, cô bị người ta giết rồi treo ngoài ruộng kia kìa…!!
– Bà Năm, mọi người biết hết cả rồi, làm lễ tang cho cô Vĩ cũng xong xuôi. Bà không cần kể tiếp nữa đâu.- Hòa lên tiếng.
– Ơ..
Bà Năm im bặt luôn, mọi người sau đó giải tán hết, ai về nhà nấy. Bà Năm thấy không còn gì nói, đứng dậy về nhà, vừa đi vừa tự lẩm bẩm một mình.
Chiều chiều, là lúc người dân trong làng đi gặt lúa, Hòa cũng theo ông Lục – một phú ông trong làng- ra đồng xem lúa.
– Mọi người chú ý! Lúa năm nay vụ mùa tươi tốt, bà con chú ý gặt cẩn thận, không để sót một hạt thóc hay bông lúa nào cả! – Ông Lục hô to.
Cả làng “Rõ!” một tiếng rồi ào xuống gặt. Nhìn hăng hái vậy thôi, chứ nói thật ra thì, người làng chả ai ưa ông Lục cả. Kiêu căng, ích kỷ, lại thích chỉ trỏ, sai bảo người khác mà chả bao giờ làm.
Nghe đồn ông ta từng ép một người gặt vào ban trưa, khi đó trời nắng gắt, người kia không chịu được, than vãn thì bị ăn một roi vào lưng, ai ngờ người kia ngã đùng ra chết. Không biết thật hay đồn, nhưng vì chuyện này mà cả làng luôn khó chịu mỗi khi được ông giao việc.
Nhìn đám gia nhân làm việc, dù làm tốt hay vụng, ông cũng buông lời mắng chửi hết:
– Lão ôn kia!! Làm nhanh cái tay lên, không thì nhịn đói trưa nay nhá!
– Mụ già này, cắt nhẹ thôi, hỏng bông nào là trừ công bông đấy, biết chưa??!!?
– Toàn một lũ ăn hại!
– Cắt sát thế?
– Bỏ nhiều thế? Thiệt tình, nuôi tốn cả cơm gạo lẫn tiền bạc mà chả được tích sự gì.
Người làm công cho lão Lục từng khẳng định ngày nào không còn nghe tiếng ông chửi thì đó là ngày họ vùi dưới đất ngủ với giun từ ba đời rồi. Họ chỉ làm sai hay sơ suất chút xíu đã bị lão chửi cho mù đầu, nhưng vì tiền công lão trả cao hơn người khác gấp mấy lần, nên ruộng lão mới có nhiều người đến làm, chứ trả như người bình thường thì mọi người đã đánh cho ông một trận túi bụi.
Hòa phụ giúp nhà bé Nha gom lúa, mấy bà cụ ở nhà Nha già rồi, sức yếu, nên Nha ra làm thay, nói thế chứ việc này Nha lúc nào chả làm, phải nói là làm thường xuyên. Hòa nhìn thấy những giọt mồ hôi trên trán Nha, nhìn cách Nha quệt vội rồi làm tiếp, khiến Hòa không thể không động lòng thương, cậu nói Nha lên trên nghỉ mệt chút, còn lại để cậu làm nốt:
– Em lên nghỉ xíu rồi uống nước cho đỡ mệt, còn nhiêu đây anh làm nốt cho.
– Thôi ạ – Nha từ chối, cô bé vẫn cặm cụi ôm mấy đống lúa. – Anh làm vậy em thấy áy náy lắm, anh phụ là em biết ơn lắm rồi, không cần phải làm hết vậy đâu ạ.
– Em cứ nghe lời anh. – Hòa nhẹ nhàng – Lên trên nghỉ xíu đi, không thì về nấu cơm cho các bà về ăn cũng được.
– Vậy…làm phiền anh..em về nấu cơm nha!
– Ừ!
Nha cúi chào lễ phép rồi lên trên, đi về nhà, còn Hòa cùng một số bà con khác gom tiếp. Chưa gì đã đến tối, tất cả lúa trong ruộng đã được gom lại và chất đầy trên những chiếc xe đẩy bằng gỗ. Mọi người vừa thu dọn về vừa cười nói vui vẻ, Hòa ngồi nghỉ mệt một chút, vô tình ngước nhìn lên trăng, trăng hôm nay tròn và tỏa ánh sáng dịu hiền, bỗng dưng Hòa lại mỉm cười, khẽ rung động trước khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Tối hôm đấy, Hòa ghé nhà Nha ăn cơm, cô bé thấy cậu thì vui lắm, vì nhà còn mỗi cô, mấy bà thì đi lên miếu làng thắp hương hết.
Nha quét nhà rồi trải chiếu, nhẹ nhàng mời Hòa ngồi xuống, còn mình thì lui vào bếp bê mâm cơm ra, mâm cơm có một dĩa rau luộc, ít cá, ít thịt kho lẫn lộn với nhau, cùng bát nước luộc rau khuấy chút muối làm canh. Nha so đũa rồi chia cho Hòa một đôi, rồi cầm bát xới cho cậu một chén:
– Em mời anh ạ!
Hòa cười, đưa hai tay nhận lấy bát cơm:
– Cám ơn em.
Nha cũng xới cho mình một bát, cầm đũa lên gắp cho Hòa miếng cá, nói với anh:
– Cá này em kho nó hơi mặn chút, nên anh ăn nhiều cơm vào kẻo khát nước chết.
– Haha..cảm ơn em. – Hòa đưa bát nhận rồi và một miếng cơm thật to, Nha thấy Hòa gật đầu một cái rồi chủ động gắp thêm miếng nữa ăn tiếp, thì cô vui lắm.
Hòa cũng gắp lại cho Nha một miếng, hai đứa cứ thế, vừa ăn vừa cười nói vui vẻ như hai người bạn thân lâu năm vậy.
– Sắp tới làng có tổ chức lễ thả đèn bên hồ gần nhà anh đấy! Anh tham gia cho vui nha! Hai người một đèn. Em với nhỏ bạn thân em làm chung một chiếc nè, anh tìm được ai chưa?
– À…nhưng mà xưa giờ anh đã thả đèn lần nào đâu nên…chắc anh không tham gia đâu Nha ơi..
Hòa nói với giọng pha chút buồn bã, rồi thở dài, cho dù cậu có biết thả đi chăng nữa, thì cậu cũng không có người bạn nào để thả chung. Nha thấy rõ nỗi cô đơn trên nét mặt của Hòa, cô thấy áy náy vì vô tình nhắc đến nỗi buồn của cậu:
– Em xin lỗi…thôi mình ăn cơm tiếp đi ạ!
– Ừ..!
Bầu không khí đang vui vẻ bỗng trầm xuống, không ai mở lời nói chuyện nữa, cả hai cứ ăn trong im lặng, tạo một cảm giác vô cùng khó chịu nếu ở đó lâu. Hòa chỉ ăn độ bát rưỡi, rồi đặt đũa xuống, đứng lên đi về, trước khi đi không quên cảm ơn Nha vì bữa cơm, Nha gật đầu, chào tạm biệt cậu.
Hòa về, Nha cũng không ăn nữa, cô dọn mâm cơm vào bếp đậy đằn cẩn thận, mang chén bát dơ ra ngoài rửa. Nha vừa rửa, vừa nhớ lại lời nói lúc nãy của mình và nét mặt buồn bã của Hòa, cô không biết mình có chạm vào nỗi đau nào của cậu hay không. Nha nghĩ một lúc rồi quay lại việc rửa bát, thôi thì, mai sẽ nói lại với Hòa sau.
Sáng hôm sau..
Nha dậy từ khi sớm, cô dậy thay quần áo, rửa mặt với chải tóc một lúc rồi xuống dưới bếp dọn cơm cho mấy bà ăn. Nha ngồi xuống ăn độ lưng bát thì lấy nón với tay nải, xin phép mấy bà cho ra ngoài, rồi chạy đi tìm Hòa. Vừa hay gặp Hòa trên đường vào chợ, Nha liền gọi:
– Anh Hòa!
Hòa nghe tiếng kêu tên, quay về phía phát ra tiếng gọi nhìn thì thấy Nha đứng đó, Hòa đáp lại:
– Có gì không Nha ơi?
Nha ấp úng, không mở lời được, Hòa thấy vậy nhẹ nhàng bảo:
– Có chuyện gì em cứ nói ra đi. Đừng giữ trong lòng làm gì cho mệt thân.
– Dạ…em xin lỗi…hôm qua em lỡ lời…
Hòa bật cười, nói với Nha:
– Anh cứ tưởng chuyện gì nghiêm trọng cơ, mà chuyện hôm qua không có vấn đề gì cả, anh không để bụng đâu nè, nên em đừng lo lắng quá nha.
Nha nghe Hòa nói vậy, lòng nhẹ hẳn đi, cô liền rủ Hòa đi ra chợ:
– Nay em mời anh ăn bánh nhé?
– Thôi, anh mới ăn cơm ở nhà rồi, nên không cần đâu. Hay em theo anh ra chợ, giúp anh mua ít đồ nhé?
– Cũng được ạ.
Nha gật đầu đồng ý, hai đứa chuẩn bị đi vào chợ thì bà Lục chạy lại, khóc lóc, bà nắm lấy tay Hòa run rẩy kêu cứu cậu:
– Hòa ơi, cháu có thấy lão Lục nhà bà đâu không?? Bà mãi mà không thấy ông ấy đâu cả…huhu…Hòa ơi, giúp bà với..
Hòa an ủi bà:
– Bà cứ bình tĩnh, có gì cháu với mấy anh trong làng sẽ đi tìm ông về.- Quay lại nói với Nha – Phiền em dìu bà vào nhà, anh với mấy người khác đi tìm ông Lục đã.
– Vâng ạ…
Hòa chỉ mới tập hợp được mấy cậu trai, thì đã nghe tiếng cô Doa hỏi:
– Có ai ngửi thấy mùi gì không?
Mấy bà thím đang xếp hàng gần đó cũng bắt đầu ngửi thử, rồi bàn tán:
– Mùi gì ngọt ngọt, như mật ong rừng ấy!
– Mà..mật ong này nó lẫn chút mùi tanh tanh hay sao ấy mấy bà ạ..
– Ừ đúng rồi..nó..cứ ngọt ngọt tanh tanh!
Ngọt ngọt? Tanh tanh?
Hòa cũng ngửi thử, quả thật, mùi này ngọt thơm như mật ong rừng, nhưng lại lẫn chút tanh tanh của máu thịt. Hòa không biết mùi hương đó phát ra từ hướng nào, đang rối có con chó ở gần đấy sủa lên rồi chạy về phía khu rừng hoang. Hòa nhớ lại: trong rừng có rất nhiều tổ ong rừng, rất có thể…
– Mọi người!! Chạy theo con chó đi ạ!! Chúng ta sẽ tìm được chút manh mối! Mọi người theo cháu ạ!
Hòa xung phong chạy theo trước, người trong làng thấy thế cũng nghe lời cậu mà chạy vào khu rừng hoang.
Con đó chạy một đoạn dài, mọi người đuổi theo sau, khi đến giữa rừng thì nó đi chậm dần, sủa vài cái, Hòa ra hiệu mọi người dừng lại, con chó nó chạy lại một gốc cây to, nó vòng sau gốc bên kia cây rồi kéo ra một cái xác không đầu:
– Úi Dồi Ôi!!!
– Bớ làng nước ơi!!
– Sợ quá…!
– Mọi người trật tự giúp cháu với ạ! – Hòa lên tiếng, cậu nhìn xung quanh một lượt, rồi nhìn cái xác, với bộ đồ may bằng vải lụa đắt tiền cùng những trang sức bằng vàng đeo trên tay, Hòa đoán đây không phải giết người cướp của vì đồ giá trị vẫn còn. Đây hẳn là một âm mưu nào đó, nhằm mục đích khủng bố tinh thần người dân trong làng để chuẩn bị cho một âm mưu khác nữa.
– Cậu Hòa, bây giờ làm gì tiếp? – Thành An, con của một ngư dân ở bờ biển phía Nam cách làng vạn dặm, anh là người có kinh nghiệm về lặn sâu và đi đánh cá ngoài khơi xa.- Chúng ta ai cũng biết người này à ai rồi, chỉ có bà Lục..
Mọi người đang im lặng thì bỗng nghe tiếng chạy giục giã, dẫm đạp lên bãi lá khô, đang chạy lại đây.
– Bà ơi! Bà Lục! Bà bình tĩnh, nghe cháu nói, đừng chạy đi như vậy! Nguy hiểm lắm! – Nha vừa chạy vừa ngăn cản bà Lục đang đến chỗ cây tìm ra xác.
– Chồng tôi đâu?? Chồng tôi đâu rồi? – Bà liên tục dò hỏi, hỏi hết người này đến người khác, rồi nắm lấy vai Hòa lay mạnh – Ông Lục đâu???
– Bà cứ bình tĩnh đã ạ, mọi người đang tìm kiếm ông đây! – Thành An lên tiếng nói đỡ.
Bà Lục nhìn xuống, vô tình thấy được cái xác bị lá khô che phủ, bà trợn tròn mặt, mất kiểm soát lao xuống phủi lớp lá đi, để rồi thứ đập vào mắt là cái xác không đầu, bà chết lặng một giây rồi gào khóc thảm thiết:
– ÔNG ƠI !! SAO LẠI CHẾT THÊ THẢM NHƯ NÀY VẬY HẢ ÔNG ƠI?? SAO ÔNG CHẾT THÊ THẢM NHƯ THẾ HẢ ÔNG LỤC ƠI?? Ôi làng nước ơi!!! ÔI TRỜI ƠI…!!
Bà ôm chặt lấy cái xác được nhận định là chồng bà, đến mỗi máu me dây đầy vào bộ đồ bà mặc, cả làng chứng kiến sự tình kia, không ai nói gì cả, Hòa cố nén nước mắt vào trong, rồi ra hiệu người đến, tìm cách an ủi bà, còn mình với một số người khác đi tìm phần đầu của ông Lục, để làm đám cho ông, không thể làm tang khi thiếu sót bất kì bộ phận nào trên thi thể xác chết được, làm vậy mang tội chết.
– Ở đây nhiều ong quá! – Nha phẩy tay đuổi ong rồi phàn nàn, nãy giờ cô bị mấy con bay xung quanh dọa mấy lần.
– Ong? Nhiều ong? – Hòa thầm nghĩ, bỗng lóe lên một manh mối – Là Tổ Ong! (quay sang đám người phía sau) Mọi người nhìn lên cây tìm xem có đàn ong nào đang bay không? Cháu đoán mấy cái tổ có liên quan đến thảm kịch này!
Thành An nhìn một lượt, rồi hét lên:
– Trên kia! Trên cành cây đằng kia!! Ong đang bu kín trên đó! Lấy cái cây chọc xuống đi!!
Hòa nhìn lên, không tin vào mắt mình, cái đầu của ông Lục bị treo lơ lửng trên cành, bị đám ong bu kín, hình như chúng đang
– Đúng rồi! Phải lấy cái cây!!
– Chọc xuống đi!
Hòa thấy mọi người vội vàng mà quên mất,đàn ong có thể tấn công bất kì ai có ý định phá tổ, nên Hòa ngăn lại, nói với mọi người:
– Khoan hãy chọc xuống, đốt một đám lửa cho bốc khói lên đuổi đàn ong đi đã! Rồi chúng ta hẵng chọc.
Mọi người nghe theo, nhóm một đống lửa rồi quạt liên tục cho khói bốc lên cao, thành công đuổi đàn ong bay đi, Hòa chỉ nhờ vài người làm việc này, còn lại thì để mọi người ra ngoài. Khi đã chọc được cái đầu xuống, Hòa xem xét kĩ một chút, hóa ra, cái đầu của ông bị quét một lớp mật ong rừng, rồi đổ đầy phấn hoa lên trên đó, mùi hương hoa cùng vị ngọt của mật ong đã thu hút cái tổ ong rừng gần đấy, Hòa lại phát hiện một tổ ong bị trút cạn mật, đập vỡ tan, lại nhìn xuống dưới gốc cây, thấy một vũng mật ong chảy lênh láng và kiến đang bu đầy.
Hòa nhờ Nha lấy mấy tấm vải trắng sạch, bọc đầu và thi thể ông Lục lại, khiêng về làng chuẩn bị làm lễ tang.