MỠ NGƯỜI LÀM NẾN - Chương 3
Thằng Tuấn chỉ sang bên kia đường, nơi có cái hồ rộng được bao quanh bằng lan can sắt, quanh hồ được trồng rất nhiều cây liễu đang rũ hoa đỏ thắm soi xuống mặt hồ, Có một con đường bê tông rộng và bãi cỏ xanh ngát bao quanh hồ, thêm nữa là những cây to xanh mát bên cạnh, làm cho hai thằng chỉ muốn sang ấy ngồi hóng gió chiều,
Chú Sinh không nói gì, chú biết hai thằng đang thích thú với phong cảnh nơi đây, bởi chính chú lần đầu lên đây cũng thế, cho đến bây giờ chú vẫn thích phong cảnh yên bình, không khí trong lành, nhịp sống an yên không bon chen, ganh đua ở nơi này, Thế nên ở đây kiếm không được nhiều tiền, nhưng chú vẫn chọn nơi đây để sinh sống,
Chú Sinh năm nay ngoài 40, chú có hai nhóc một trai một gái, đang ở cùng bà nội thằng Tuấn dưới Hà Nội để đi học, hè này chúng nó vẫn đi học thêm nên không về, vợ chồng chú bán tạp hóa, chú Sinh còn có thêm nghề ấy là buôn thú rừng, chú thường đi vào các chợ phiên hoặc vào tận bản để thu mua, sau đấy chú bán lại cho dân thành phố, kiếm được cũng kha khá nhờ vào nghề này,
Thằng Tuấn và thằng Nam đi sang bên hồ, chọn một chiếc ghế đá dưới tàn cây to mát rượi, ngồi đón từng cơn gió mát đưa từ mặt hồ lên, Nhìn hồ nước lăn tăn gợn sóng, phía ven bờ còn có đàn cá đang đi kiếm ăn trong làn nước trong xanh, làm cho hai thằng cảm thấy như hòa làm một cùng với thiên nhiên.
Sáng hôm sau, mới bốn giờ sáng, chú Sinh đã đi vào gọi hai thằng dậy, tối hôm qua trong bữa cơm, chú có nói hôm nay cho hai thằng đi theo lên chợ phiên và theo vào bản, chú còn có hẹn với mấy người trong bản đi xem mấy con heo rừng, thằng Tuấn và thằng Nam nhanh chóng ngồi dậy, vào nhà vệ sinh, thay quần áo, xỏ giầy đúng phong cách người thành phố,
Ba chú cháu lại bon bon trên chiếc xe máy của chú Sinh, bây giờ mới hơn bốn giờ, khung cảnh vẫn được bao quanh bởi bóng tối mờ ảo và ánh đèn đường vàng vọt, ra khỏi khu đông dân thì không còn đèn đường nữa, lâu lâu chỉ có đèn trắng ngoài sân nhà nào hắt ra mờ ảo, lạnh lẽo, thằng Nam hỏi,
– Chợ phiên cách đây xa không chú? Sao phải đi sớm thế ạ. Mà chú trên chợ phiên có mấy em dân tộc mặc váy truyền trống không?
Chú Sinh cười xòa:
– Có đầy, toàn em xinh như hoa, Mày lên ấy tha hồ mà ngắm, rồi ưng cô nào lấy luôn, Lên đây ở với chú cho đỡ buồn,… Ha,… ha, Chợ cách đây hơn hai mươi cây cơ, đi sớm để chọn mua được nhiều, chứ cũng nhiều người đi mua như chú lắm,
Thằng Tuấn chen vào,
– Thế còn bản có xa không chú? Trong bản có gì hay không ạ?
– Bản cách chợ phiên hai giờ đi bộ, người dân tộc sinh sống sâu trong các hẻm núi cao, nơi có dòng suối chảy qua, Nơi đây đồi núi nhiều, lại là núi đá cao thẳng đứng nên rất khó mở đường, nhưng những bản sâu như thế mới có nhiều thú rừng, họ trồng cấy cây lương thực và săn bắt là chủ yếu mà, Bản hôm nay chú cho chúng mày vào chơi, có cái thác nước đẹp lắm,
Thằng Tuấn và thằng Nam nghe thế mà sướng rên trong bụng, chỉ nghĩ đến cảnh được lội chân xuống dòng suối trong đã khiến hai thằng không kiềm nổi cảm xúc, muốn đến đấy ngay và luôn để tận hưởng cảm giác chưa bao giờ được trải nghiệm, chiếc xe cứ bon bon trên con đường độc đạo vắng lặng, hai bên đường bây giờ chỉ còn là núi đá âm u và hàng cây ven đường xanh tốt, khác xa với phố thị lúc nào cũng có người qua, kẻ lại kể cả đêm lẫn ngày,
Trời bắt đầu hửng sáng. Thằng Tuấn và thằng Nam có thể lờ mờ nhìn được khung cảnh hai bên đường, làn sương sớm dày đặc, trắng xóa bao phủ lấy các ngọn núi cao, lâu lâu xe đi qua đoạn núi cao cũng luồn mình trong làn sương trắng ấy.
Thằng Nam đưa đôi tay ra cảm nhận, hai mắt nhắm nghiền hưởng thụ, cảm giác thật yên bình, thoải mái, Xe rẽ vào một khu có đông dân cư, những mái nhà tôn, nhà tranh lụp xụp nhiều hơn những ngôi nhà xây cấp bốn, dặc biệt ở đây có mấy ngôi nhà sàn làm bằng gỗ, cao cách mặt đất trừng hai mét, với màu nâu sạm bóng loáng,
Chú Sinh dừng xe, đưa hai thằng đi vào một khu chợ đông đúc, ở đây hai thằng cứ tròn mắt ngắm nhìn, chợ không lớn lắm nhưng lại rất đông đúc, những cô gái mặc trang phục của dân tộc mình đang đi lại trên con đường đất nhỏ khoác thêm trên vai là chiếc gùi tre.
Hai bên là những sạp hàng bày đủ loại hàng kỳ, có dao mác, búa rìu, lồng sọt, thậm chí có ông cầm hai cái đuôi sóc đứng bán, Các bà, các chị thì ngồi quanh mấy bó rau, mấy bao rễ cây mà cả hai chẳng biết là gì, trong mấy chiếc lồng tre được đan thủ công là mấy chú heo con, mấy con chó nhỏ, có cả mấy con mèo ốm nhom,… v,… v
Đi theo chú Sinh vào một góc trong cùng của chợ, nơi đây có rất nhiều động vật hoang dã, có chồn hương, có gà rừng, có mấy con chim đủ màu, đang bay loạn trong chiếc lồng bé, kêu lên liên hồi,
Chú Sinh đi nói chuyện với mấy ông đang đứng vây quanh một cái lồng lớn trên mặt đất, bên trong có một con heo đen sì sì, tầm khoảng 40 kg, con heo này không giống mấy con heo hai thằng hay nhìn thấy trên hình ảnh, nó lông lá đầy lưng, đen dài, trên mặt lại có cả hai cái răng nanh dài của hàm dưới nhô lên, Chú Sinh cùng mấy ông dân tộc nói cái giọng lơ
lớ đang bàn luận hăng say lắm,