MA NHẬP ( ĂN PHẦN CỦA MA) - Chương 1
Quê tôi, một vùng quê thanh bình yên ả, với những rặng cao su ngút ngàn. Ở nơi đó người dân chân chất thật thà, chăm chỉ làm ăn. Mọi người yêu ai cũng thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Ở nơi đó, người dân vẫn giữ những nếp sống của cha ông xưa. Những phong tục cổ vẫn còn lưu giữ đến ngàn đời nay. Đó là tập trung tại miếu làng làm cỗ mời người đã khuất.
Vào những ngày lễ tết hay hội làng, người ta tập trung tại ngôi miếu giữa rừng cao su để tế lễ và ăn uống. Ngôi miếu cổ kính, được chia làm hai khu, một khu để thờ thành hoàng làng, có một chiếc miếu nhỏ hơn, là nơi mọi người tập trung linh vị của người đã khuất trong làng ở đó. Khu miếu chính với những bức tượng rêu phong. Nhuốm màu thời gian. Cùng với mấy tượng sư tử bằng đá, hồi bé chúng tôi thường hay trốn nhà leo lên chúng để chơi đánh trận giả. Rồi có lúc bị bắt, đứa cũng bị quật mấy nhát vào mông. Cuộc sống cứ thế lặng lẽ trôi cho tới một ngày.
Hôm đó là ngày dỗ của cụ Đỗ. Cụ Đỗ là ông của chú Hưng. Chú Hưng lấy vợ là em chồng của thím tôi, cô ấy tên là Hà. Tuy không có chút máu mủ gì với tôi, nhưng vẫn là tình làng nghĩa xóm, nên gia đình tôi cũng chạy sang chợ giúp.
Mọi người trong làm khi đã có mặt đông đủ tại miếu, không ai bảo ai, tự mình làm công việc đã quen thuộc của mình. Người nấu nướng, người bày hoa quả, bánh kẹo, người bày trầu, thuốc, rượu Mém…
Có lẽ có người không biết rượu Mém là rượu gì. Rượu Mém là một loại rượu được ủ bằng men lá, gạo nếp nương, được nấu lên trộn với men và một số loại quả rừng bóp nát. Đem ủ một tuần rồi lấy ra vắt kiệt. Chỗ rượu đó được nút chặt đắp đất đem chôn dưới gốc cao su hai năm hoặc lâu hơn nữa. Sau đó đem lên, để nguyên hũ đun to lửa khoảng 30 phút. Hương rượu mém cay nồng, vừa có vị ngọt của gạo lại có vị đậm đà của trái cây. Một hũ rượu mém ngon phải hội tụ được những thứ trên nếu không sẽ không được đem lên mời người đã khuất.
Mọi thứ chuẩn bị xong xuôi. Cả làng tập trung cúng bái. Trưởng làng đứng ra đại diện dân làng đọc văn khấn mời người đã khuất trở về. Trưởng làng đang đọc văn khấn, bỗng nhiên, có tiếng cô Hà khóc nức nở. Ai nấy cũng đồng loạt quay lại nhìn cô, với ánh mắt ngạc nhiên xen lẫn chút bực dọc. Cũng có người thương xót quan tâm hỏi:
– Hà ơi! sao thế?
Cô Hà không trả lời miệng vẫn khóc, nước mắt giàn giụa. Khiến mọi người lo lắng, vội đi gọi chú Hưng.
Chú Hưng đang cặm cụi trong bếp, chợt có người gọi:
– Hưng ơi! Vợ mày bị làm sao kìa. Tự nhiên khóc lóc thảm thiết, ai hỏi cũng không nói.
Nghe thấy có người nói vợ chú gặp chuyện, chú vứt cả dao thớt, chạy nhanh về phía điện thờ. Vừa thấy anh, vợ anh lao đến ôm anh, từ miệng cô Hà, một giọng đàn ông nức nở nghẹn ngào:
– Hưng ơi! Ông đói lắm. Cho ông ăn gì đi! Hưng ơi!
Nghe giọng nói quen thuộc chú Hưng hỏi lại:
– Ông! Là ông sao?
Cái vong gật đầu trả lời:
– Ừ, ông đây.
Cô Hà run run như một người già đứng lên. Tiến lại gần chú Hưng rồi xoa đầu chú nói:
– Cháu lớn quá rồi. Ông không còn với tới đầu cháu nữa rồi.
– Ông ơi! Sao ông lại bị đói.
Ngày rằm, mùng một và các ngày lễ tết con đều làm cơm mời ông mà. Cái vong ông Đỗ nói:
– Làm gì có, toàn thức ăn thừa, vong hồn như ông làm sao ăn được.
– Ông ơi toàn đồ mới làm mà.
-Làm gì có. Cái nào cũng ăn dở.
Nói rồi ông chỉ tay vào đĩa thịt gà nói:
– Cái này mất một miếng lườn gà.
Ông chỉ sang đĩa khác nói:
– Cái này, thiếu quả tim. Cái này bên dưới hết thịt nạc…
Ban đầu mọi người không tin nhưng khi kiểm tra quả thật như vong cụ Đỗ nói. Món nào cũng thiếu những miếng ngon nhất. Thấy thế có người thốt lên:
– Đứa nào mà hỗn láo thế, chưa lễ đã ăn. Thật là không biết phép tắc gì.
– Đúng thế, người như vậy không thể chấp nhận được.
Chú Hưng quay ra hỏi Cụ Đỗ:
– Ông ơi! Ông có biết ai đã làm ra chuyện này không ạ? Ông nói cho cháu biết được không ông?
Cụ Đỗ giọng run run:
– Vợ mày chứ ai. Lần nào nấu nướng nó đều ăn trước. Làm sao vong chúng ta ăn được nữa.
– Ông có nhầm không ạ. Vợ cháu là người hiểu chuyện, cô ấy sao có thể làm ra chuyện đó được.
Cụ Đỗ gằn giọng nói:
– Oan à! Thấy nó oan gọi vong cả làng lên mà hỏi. Tao chẳng cần nữa. Tao đi.
Nói rồi cô Hà rùng mình một cái ngã vật ra sàn. Cũng may chú Hưng đỡ kịp không để cô đập đầu xuống đất. Tôi tính đến gần, nhưng bà tôi không cho mắng:
– Trẻ con thì biết cái gì? Tránh xa ra không ma nhập bây giờ.
Sau khi cô Hà tỉnh dậy, chưa biết chuyện gì, cô Hà đã thấy mọi người xúm lại quanh mình gặng hỏi. Biết truyện đã không thể dấu diếm, cô cúi đầu thú nhận, do có tính ăn vụng, cùng với tham ăn. Cho nên mỗi cô đã lén nhón đồ ăn trong Mâm lễ.
Thế là cô Hà bị mọi người mắng nhiếc một trận thậm tệ, rồi cũng đi chuẩn bị lại đồ lễ mới. Cô Hà biết lỗi, ngỏ ý muốn giúp nhưng mọi người gạt ra, chẳng ai còn muốn nhờ cô nữa, vì sợ cô sẽ động tay động chân vào đồ cúng. Cũng từ ngày đó, nếu có lễ gì, thì cũng chẳng ai muốn nhờ cô Hà nữa. Vì họ sợ cô lại ăn vụng đồ cúng lễ, làm cho các vong hồn không thể hưởng dụng được. Cô Hà từ ngày bị xa lánh, ghét bỏ. Tự nhiên bỏ hẳn tật xấu ăn vụng của mình.
…
Anydinh