Luật Âm - Chương 1
Vào một buổi chiều mưa phùn, trong văn phòng công an xã An Tuyên, một cô gái trẻ đứng thẳng lưng, đôi mắt vô hồn nhìn vào những vệt nước mưa đang lăn dài trên ô cửa sổ. Tách trà trên tay cô tỏa ra làn khói mờ nhẹ, che khuất một góc nhỏ của kính. Bộ quân phục cô mặc làm nổi bật dáng người mảnh khảnh và nước da trắng ngần, tạo nên vẻ kiên định nhưng cũng không kém phần thu hút.
Cô gái ấy là Phụng, lúc đó, Phụng chỉ là một cô gái vừa ra trường, cô cũng mang trong đầy ắp ước mơ và hoài bão như bao cô gái khác cùng trang lứa. Sài Gòn không chỉ là bức tranh của sự hiện đại, mà còn là nơi phơi bày rõ nét của những mảng hoạ tối tăm. Bên cạnh những con phố đông đúc, nhộn nhịp, còn có các con hẻm nhỏ lộ rõ sự đối lập. Những đứa trẻ đánh giày trên đường phố, những con nghiện đang lẩn khuất trong bóng tối, những cuộc cãi vã không ngừng giữa những kẻ lang thang. Tiếng chửi thề của bọn trẻ còn chưa học hết cấp một vang lên cùng tiếng xe cộ ầm ĩ, tiếng chào mời đặc trưng của những gánh hàng mưu sinh ngay ngã tư giao lộ hay tiếng đay nghiến đến từ những ả đào buôn hương bán sắc thường đứng dọc khắp vỉa hè. Tất cả tạo nên một bức tranh hỗn loạn.
Phụng, lớn lên trong cảnh nghèo khó, đã quá quen với những cảnh tượng này. Cô không chỉ chứng kiến mà còn sống giữa những cơn bão của xã hội, những cuộc sống bị đẩy đến tận cùng chẳng hạn như các cuộc tranh giành địa bàn tại Chợ Lớn. Chính vì vậy, cô quyết tâm trở thành chiến sĩ công an, mong muốn làm một điều gì đó để thay đổi hiện thực tăm tối này. Với 12 năm miệt mài đèn sách, cô không chỉ đấu tranh với những vấn đề cá nhân mà còn đối diện với những góc khuất của thành phố, nơi những mộng mơ của tuổi trẻ thường bị vùi lấp dưới lớp “bụi” và “đời”.
Cô nhớ lại ngày này ba năm trước, khi vừa nhận nhiệm vụ quản giáo tại một trại giam nữ cách nhà chỉ hơn chục cây số. Với việc đã quen quá quen với những mánh khoé và chiêu trò của xã hội từ nhỏ, vậy nên việc đối phó với những phạm nhân nữ tại đây đối với cô dễ như trở bàn tay. Vì thế, chỉ sau một thời gian ngắn, các phạm nhân trong trại đã truyền tai nhau và đặt cho cô biệt danh “Phụng Tu La”, một cái tên không mấy phù hợp với lứa tuổi của cô lúc bấy giờ.
Cùng thời điểm đó, mẹ cô mắc bệnh nặng. Dù đã chi ra một khoản tiền lớn cho cả đông y, tây y và các phương pháp tâm linh, tình trạng của bà vẫn không cải thiện, thậm chí ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Gia đình cô, với hy vọng còn nước còn tát. Chỉ cần nghe bác sĩ, thầy thuốc, thầy bùa nào hay là gia đình với hy vọng còn nước còn tát đều đưa bà đến nơi chạy chữa . Trời không phụ lòng người cuối cùng cũng có hy vọng, một lần khi đưa mẹ của cô đi khám bệnh tại nhà một thầy lang lâu đời, sau khi bắt mạch tay thì ông thở dài rồi nói :
“ Tôi biết nói ra điều này hơi khó tin. Nhưng mà… Nếu như cô tin tôi thì hãy nhớ kĩ điều này. Mặc dù tôi sinh ra là người có căn cơ nhưng đạo hạnh không đủ, chính vì vậy tôi mới xin các quan trên cho gác lại pháp đạo để hành nghề bốc thuốc giúp đời. Cho dù là căn cơ có hạn đi chăng nữa thì tôi cũng chắc chắn bệnh của mẹ cô có liên quan đến phần âm, còn cụ thể là gì thì xin phép, thiên cơ bất khả lộ”
Đúng như dự đoán của ông thầy thuốc. Phụng thân là công an lại quen với việc tiếp xúc với đám người vô pháp vô thiên từ bé nên không nghe lọt tai những chuyện này, cô nói lại với ông cụ bốc thuốc
“Thôi thôi gia đình tôi xin cảm ơn bác đã giúp đỡ nhưng còn cái gì mà pháp phép tâm linh gì gì đó thì bác không cần nói nữa đâu, để tôi đưa má tôi về.Tại không giấu gì bác, để mà nói về tâm linh ma quỷ gì đó, cả mấy tháng nay nhà con toàn mất tiền oan mà có giải quyết được đâu, ma quỷ đâu không thấy, toàn thấy má con càng ngày càng nặng”
Nói rồi Phụng quay người móc từ trong túi đeo ra vài tờ tiền polymer nhưng chưa kịp đưa thì thầy thuốc đã hiểu ý, ông vội đưa tay lên rồi nói :
“Thôi thôi cô cất vào đi, tôi đã giúp được gì cho mẹ con cô đâu mà lấy tiền. Những gì cần khuyên tôi cũng đã khuyên rồi, nếu mà khi nào cô đổi ý thì quay lại đây tôi chỉ cho cách mà tìm người giải bệnh âm, còn nếu không thì coi như lão già này lỡ lời mà bỏ qua”