Ký Sự Người Viết Đơn. - Chương 1.3
– tôi với nó là chị em ruột, đầu tôi thờ cha thờ mẹ, ấy mà nó đập chổi lên đầu thì khác nào nó đánh cả cha cả mẹ tôi… huhuhu…
Nói đoạn bà lại khóc lên nức nở. Chú Thuận nghe mà chua xót vô cùng, mắt rưng rưng, lòng có chút thương cảm với người đàn bà này, trông thì bà ta cũng độ ngoài bảy mươi chứ chẳng ít gì, vậy mà phải lâm vào cái tình cảnh éo le như thế này. Đưa tay cầm lấy chai nước mà nốc một hơi như cố lấy lại bình tĩnh đợi cho bà bình tĩnh hơn thì chú lại hỏi:
– cái bà Liên kia quả thực là quá đáng, con nghĩ bà ta chắc chắn có vấn đề đấy cô ạ, chứ thế rồi sao nữa hả cô… rồi cái chuyện cô bị hành hung này rốt cuộc là sao…
Người đàn bà sụt sùi một lúc rồi mới từ từ lên tiếng:
– Sau lần ấy tôi vẫn nhiều lần đến cơ quan để xin điều tra, toàn bị đuổi về, có đứa con chửi tôi bị điên. Nhưng mà tôi biết làm sao nữa hở cậu. Còn biết nương nhờ vào ai để tìm con… mới hôm qua đây tôi lại đến nhưng lại bị những người dân quân canh bên ngoài đuổi về vì nhiều lần gây phiền phức, nói cách mấy họ vẫn không cho tôi vào, tôi thì xót ruột lo cho con, nên trong phút nóng giận không kiềm chế được mà đã lỡ buông lời xúc phạm, nhục mạ họ. Tưởng chừng như bọn họ không dám động tay động chân với người lớn tuổi nhưng không. Hai thằng dân quân chúng nó đẩy mạnh tôi ra ngoài cổng, tôi tuổi già sức yếu, chúng nó đẩy làm tôi đứng không vững mà ngã ra đất. Lúc này trong người tôi như không kìm chế được thứ gì nữa, vừa mất con, vừa bị hành hạ, tôi bò dậy rồi chửi đổng lên:
– Trời ơi, mấy cái thằng chó này, trời ơi… chúng mày đánh người già hay sao…
chúng nó lại lao tới đánh tôi không nương tay. Chịu trận đòn của bọn nó tôi tưởng rằng mình đã chết rồi. mãi lúc sau thì có người ra can ngăn, họ đưa tôi qua bên trạm y tế của phường để điều trị những vết thương kia. Còn hai thằng dân quân chúng nó bị lôi vào trong kỷ luật rồi đuổi việc hay sao đấy, tôi cũng không rõ. Ấy vậy mà lúc tối tôi đang lang thang đi tìm con thì bắt gặp hai thằng đấy đang đi cùng với nhau. Vừa thấy tôi thì chúng nó phóng xe tới rồi vung chân đạp mạnh khiến tôi ngã nhào, đầu đập xuống đất. Phải nhờ những người dân xung quanh thương tình mà giúp đỡ nên mới có thể ngồi đây nhờ cháu viết đơn.
Chú Thuận nghe qua câu chuyện thì vừa tức vừa thương. Thương vì phận bà già cả không nơi nương tựa, đơn cô thế cô mà đi tìm con, lại còn gặp phải những cái tình cảnh éo le. Tức vì những hai thằng dân quân mất nhân tính, mặc trên mình màu áo xanh của tổ quốc lại hành động như một kẻ mọi rợ côn đồ. lại thêm con mụ liên đáng ghét kia. Không xứng đáng làm dì làm em. Chú thở dài rồi chửi thầm:
– mẹ kiếp, sao những cái loại như chúng lại không chết quách đi cho rồi…
đưa mắt nhìn những vết thương trên người bà thì cũng đủ hiểu bà đau đớn tủi nhục đến mức nào. Chú lấy giấy bút rồi viết hẳn một tờ đơn tố cáo rồi lại dặn bà rằng:
– Cô cứ mang đơn này tới thẳng công an thành phố nhé. Người ta sẽ giúp cô.
Người đàn bà cầm lấy lá đơn rồi lên tiếng đáp:
– Chỗ ấy nằm ở đâu hả cháu.
– Đây này, cô cứ đi theo hướng này… hướng này… hướng này… là đến…
Người đàn bà ậm ừ, khuôn mặt hiện rõ vẻ khắc khổ, đoạn đưa tay vào túi
Rồi móc ra mấy chục bạc mà đưa cho chú. cảm nhận được nỗi lòng đáng thương của người mẹ đang tìm con trong vô vọng nên chú cũng không đành lòng lấy tiền.
– Thôi, con không lấy tiền cô đâu ạ… haizzz cô cứ giữ mà dùng để ăn uống dọc đường tìm con ạ.
Bà nghe vậy thì chậc lưỡi, đoạn dúi tiền vào tay chú:
– Chậc, con cứ cầm đi cô còn đủ tiền đây. Con làm khổ cực, ngồi đây một ngày không được bao nhiêu lá đơn. Cứ cầm đi cho cô vui…
Chú lại lắc đầu từ chối, chú mới bảo:
– Nếu như cô tìm được con thì quay lại đây gửi tiền cho con cũng được. Chứ bây giờ thì con nhất quyết không nhận…
Đoạn người đàn bà lại rưng rưng nước mắt, vội cảm ơn rối rít rồi đứng dậy quay đi, chú ngồi nhìn theo bóng lưng người đàn bà khắc khổ mà thở dài lấy làm thương cảm. Quả thực trên đời này không tình nào bằng tình mẫu tử, không nghĩa nào bằng nghĩa sinh thành. Thoáng đượm buồn vì sự đời còn nhiều cảnh trớ trêu. nghĩ lại mình cũng một thân một mình, thế rồi không biết tuổi xế chiều sẽ hàn huyên tâm sự với ai đây, hay lại trở thành một người lang thang đầu đường xó chợ, hay lại an yên mà sống trong viện dưỡng lão cùng với những mảnh đời bất hạnh khác.
Ngồi thêm một lúc thì đã xế chiều, dọn dẹp tất cả rồi chất lên cái xe nhỏ mà chạy tàn tàn vừa hóng gió trên đường về nhà. Nhà chú Thuận thì nằm trong con hẻm nhỏ trong xóm lò heo gần cầu Hà Ra. Mà đây cũng chẳng phải nhà của chú, mà là nhà thuê của hai vợ chồng già kia. Trùng hợp thay người vợ cũng tên là Liên, nhưng chú Thuận lại nghĩ đây là cái sự trùng hợp ngẫu nhiên, căn nhà nhỏ chỉ vỏn vẹn ba mươi mét vuông đất, được cho thuê với giá rẻ như cho, chú Thuận lúc đầu có thắc mắc vì sao họ lại cho thuê với cái giá rẻ như vậy thì họ chỉ bảo rằng:
– thấy chú tuổi cũng không còn là nhỏ? nếu như thanh niên trai tráng thuê thì bọn tôi tính giá khác. Còn chú không con cái, lại làm cái nghề vất vả với ít đồng bạc lẻ thì cũng không đành lấy giá cao.