Kẻ Kéo Quan - Chương 1
Người ta thường nói việc chọn người, và tôi tin vào điều đó bởi xung quanh tôi có rất nhiều người làm việc trái với ngành mình theo học coi như ấy là một lựa chọn thứ hai của họ. Lại có công việc mà người gắn bó với nó lâu năm có thể gọi là nghiệp thế nhưng băn đầu kẻ ấy không muốn làm chút nào.
Chả nói đâu xa cái nghề khiêng quan tài tôi đang làm đây là một ví dụ điển hình. Trở về thời điểm cách đây hơn năm năm, tôi chưa và cũng chả bao giờ nghĩ rằng mình sẽ làm cái nghề liên quan đến người quá cố này. Khi ấy tôi chỉ là một người từ dưới quê chân ướt chân ráo lên thành phố tìm việc làm. Với một kẻ không bằng cấp thì chuyện có được một công ăn việc làm ổn định cũng rất khó. Chính vì thế trong hai năm đầu tôi đã phải làm rất nhiều việc từ bưng phở thuê cho đến bốc vác ngoài bến xe.
Thế nhưng tất cả những công việc ấy đều không thể gắn bó lâu dài và cái nghề âm công đến với tôi như một chữ duyên. Để rồi tôi và nó gắn bó với nhau từ đó cho đến bây giờ.
Lúc đó phải nói là khoảng thời gian được cho là tăm tối nhất của tôi khi mà tôi phải ngủ dưới gầm cầu như bao kẻ vô gia cư khác. Bởi vì mấy tháng trời tôi không tìm ra được việc gì kiếm ra tiền để trả tiền thuê phòng.
Tôi nhớ đêm hôm ấy chớm đông tiết trời rất lạnh. Chỉ còn một mình tôi trên con hẻm vắng người với gói mì tôm sống cuối cùng trên tay, vừa đi vừa nhúm từng miếng một cho vào mồm nhai một cách vô vị, suy nghĩ về chuỗi ngày sắp tới phải làm gì để sinh tồn giữa cái thành phố xa hoa này.
Tôi cứ thế bước đi trong vô định để rồi đập vào mắt là một tấm bản tuyển nhân viên dán trên cánh cửa một tiệm nhỏ. Thú thật lúc ấy tôi cũng chả biết đây là một nơi chuyên cung cấp quan tài và dịch vụ mai táng. Thấy có cơ hội kiếm việc làm tôi ngồi đợi ở trước cửa tiệm ấy cho đến sáng hôm sau khi có người mở cửa đánh thức tôi dậy.
vừa mở mắt ra tôi có chút giật mình khi thấy một đống ván hòm bày ra trước mắt. Nhưng rồi lại nghĩ đến việc mình phải lang thang phiêu bạc cả tháng trời, so với mấy thứ vô tri này nó còn đáng sợ hơn. Cuối cùng vẫn là liều ăn nhiều tôi lấy bình tĩnh đi vào bên trong hỏi xin việc. Không biết là do may mắn hay chả có ai dám làm trong cửa tiệm bán áo quan này mà tôi được nhận vào làm việc ngay trong ngày hôm ấy. Và cũng rất có thể là do tổ nghiệp đã đưa đường dẫn lối cho tôi đến với việc đưa tiễn người quá cố.
Những tháng đầu tiên tôi làm phụ trong xưởng đóng quan tài, Công việc chỉ là vác mấy tấm ghỗ ván hòm. Cho đến hơn một năm sau tôi được ông Nghĩa là quản lý ở cửa tiệm này dạy cho những quy tắc trong nghề và chuyển qua làm việc chung với đội âm công.
Những ngày đầu khi mới đặt cái quan tài chứa xác người chết lên trên vai, tôi cũng khiếp lắm sau dần già cũng thành quen và gắn bó với nó từ đó cho đến bây giờ. Bảo là yêu nghề thì chắc là chưa đâu bởi ai lại yêu cái nghề khiêng xác chết. Cơ mà một tháng nhóm âm công chúng tôi không tiễn một vài người xấu xố về với đất mẹ thì tay chân cũng bứt dứt lắm.
Có những lần cửa tiệm vắng khách đến vài tháng trời, chúng tôi chỉ còn biết nằm dài mỏ ra đợi có cụ ông hay cụ bà nào đó về với tiên tổ để còn có việc làm chống đói. Mỗi lần như vậy đám âm công chúng tôi lại phải nhờ đến ông Sáu một người thợ sơn quan tài trong tiệm mời khách. Ông Sáu ngoài tài vẽ mấy con rồng phụng rất đẹp mắt ra còn là một người rất có duyên mời khách.
Cách chào mời khách của cái nghề bán quan tài này cũng khác biệt so với ngành nghề khác. Mọi người cũng biết đấy khi không ra đường mời ” anh ơi hay chú ơi mua hòm” thì có mà tụ tôi lại bị người ta đấm cho vỡ mỏ về tự khiêng lẫn nhau. ” mời khách” ở đây ý chỉ nằm trong quan tài giống như người chết ngủ qua một đêm. Hành động ấy có thể bị cho là trù ẻo cho người khác chết để tiệm bán được áo quan thực ra không phải vậy.
Nằm ngủ trong quan tài là một cách để cho người bán cầu xin với tổ nghề dẫn người nhà của kẻ sắp xa trời gần đất đến cửa tiệm mua hàng. Chứ người hết dương thọ chả cần chúng tôi chui vào trong hòm nằm cũng đoạn khí ra đi cả thôi.
Chuyện ông Sáu ngủ trong quan tài để mời khách, coi bộ cũng khá linh nghiệm bởi sau khi nằm trong tấm ván qua một đêm thể nào mấy ngày sau cũng có người đến chọn mua. Nhưng việc mời khách ấy không được thực nhiều lần chỉ khi nào cửa tiệm vắng khách trong một thời gian dài người bán hòm mới áp dụng phương pháp tôi vừa kể. Ấy là một trong những điều luật những chúng tôi phải nắm rõ khi bước chân vào làm cái nghề tiễn người quá cố về với đất.
Thôi nãy giờ có lẽ tôi luyên thuyên về cái công việc này hơi nhiều bây giờ tôi phải chuẩn bị đồ đạt cùng với nhóm Âm công đến đám tang khiêng người mất về nơi an nghỉ cuối cùng. Bới cách đây mấy hôm ông Sáu lại vừa mới ” mời khách” xong.
Theo như tôi được biết tang sự lần này là của một cô gái trẻ độ 18 tuổi. Nghe đâu bị trên đường đi học về ngang qua đường ray bị xe lửa quấn vào trong gầm. Bị từng cái bánh xe cắt qua da thịt để lại một đống hỗn độn vung vãi đến cả chục mét.
Cũng may mà lúc khâm niệm cho nạn nhân tôi không có mặt tại đó, chứ không thì chắc mấy hôm nay tôi lại đành bỏ bữa bởi theo lời kể của ông Hán người chuyên làm lễ trang điểm cho người chết thì cái xác ấy trông giống một bãi thịt băm. Khiến cho ông ta phải mất nửa ngày trời may vá từng mảnh thi thể sau đó sắp xếp lại nội tạng. Nhồi thạch cao vào hộp sọ móp méo để tạo thành hình hài một con người trước khi cho vào trong ván đóng nắp lại.
_ ê mày làm gì mà lâu thế ?
Tiếng thằng Minh gọi ở phía sau làm cho tôi khẽ giật mình trở về thực tại, chắc là thằng này thấy tôi mãi suy nghĩ viển vông cho nên sốt ruột. Thôi kệ tính thằng này xưa nay vẫn bộp chộp như vậy: