Đứa con bất hiếu - truyện ngắn: Đứa con bất hiếu
Bà Tư đã ngoài sáu mươi, dáng người gầy guộc, lưng còng theo năm tháng vì lao động vất vả. Bà sống một mình trong ngôi làng nhỏ ở một vùng quê xa xôi. Trong làng luôn tràn ngập không khí tiêu điều và ảm đạm, người trẻ trong làng đều đã ra thành phố làm ăn, bỏ lại người già và trẻ nhỏ, như vậy càng khiến cuộc sống ở đây thêm phần khó khăn. Ngôi nhà của bà Tư được nhà nước cấp cách đây hai chục năm, lụp xụp và xuống cấp. Cứ có trận mưa lớn là mái dột, nước ngập nhà.
Bà Tư sống qua ngày dựa vào những thửa ruộng hoa màu tự mình chăm sóc, cùng với đàn lợn nuôi có lèo tèo vài con, cộng với số tiền số tiền trợ cấp hàng tháng của nhà nước. Dù cuộc sống khó khăn bà vẫn kiên cường sống qua từng ngày, niềm hy vọng duy nhất của bà là đứa con trai tên Hiếu của bà. Cách đây 5 năm nó đã lên Hà nội với mong muốn cải thiện cuộc sống, nó hứa khi nào kiếm được nhiều tiền thì sẽ xây nhà thật to cho mẹ.
Ấy mà lần về gần nhất của nó là cách đây 3 năm.
Mỗi ngày, sau khi hoàn thành công việc đồng áng và cho lợn ăn, bà lại đứng lặng trước chiếc điện thoại Nokia cũ kỹ, chiếc điện thoại này là thứ duy nhất giúp bà liên lạc với con trai. Bà chờ đợi, hy vọng nghe thấy giọng nói quen thuộc, dẫu biết rằng những cuộc gọi ấy dần thưa thớt. Đúng lúc ấy chiếc điện thoại vang lên tiếng chuông. “Reng reng reng”
Vội vàng bắt máy, trái tim bà đập mạnh vì hồi hộp. Từ đầu dây bên kia, giọng con trai vang lên, không kiên nhẫn và có phần bực bội:
– Mẹ ơi, Bao giờ mẹ mới chuyển tiền cho con, đang có chương trình giảm giá, mua xe giờ mới rẻ.
Bà Tư hiền từ, nhẹ nhàng hết mức có thể:
– Con trai à, hôm nay mẹ chưa ra ngân hàng được để ngày mai được không?
– Mẹ ơi, phải nhanh lên đấy nhé, không là hết chương trình khuyến mại.
– Được rồi, ngày mai mẹ sẽ ra ngân hàng chuyển tiền cho con.
– À mà con trai dạo này con có khỏe không?
Hiếu không kiên nhẫn đáp lại:
– Thưa mẹ, con rất rất khỏe, mẹ hỏi con câu này bao lần rồi?
– Xin lỗi con trai, mẹ quên.
Cứ như vậy, những cuộc trò chuyện ngắn ngủi diễn ra, Hiếu không nóng không lạnh, cứ nói vài câu vội vàng rồi cúp máy. Dù thái độ của con trai có phần thờ ơ, thì bà Tư vẫn không hề cảm thấy buồn lòng. Với bà, chỉ cần được nghe giọng nói quen thuộc của con trai cũng đã khiến lòng bà mãn nguyện.
Ngày hôm sau, buổi sáng Hiếu có điện về nhà nhắc nhở bà Tư nhớ ra ngân hàng chuyển tiền. Đến chiều, Hiếu lại gọi điện về với giọng tức giận:
– Mẹ, sao mẹ vẫn chưa chuyển tiền cho con?
Bà Tư giọng hối lỗi:
– Mẹ xin lỗi, nhân viên ngân hàng bảo số tài khoản con gửi cho mẹ bị sai không chuyển tiền được.
Nghe vậy Hiếu trong điện thoại im lặng một lúc rồi hỏi:
– Mẹ đọc lại số tài khoản cho con đi:
– Số tài khoản là 1205@#$.
Hiếu bực bội:
– Mẹ ơi mẹ ghi sai rồi số tài khoản của con phải là 1205@#%.
– Ừ vậy hả, để mẹ ghi lại.
– Mẹ ghi xong chưa, mẹ đọc lại số tài khoản mẹ ghi giúp con
Bà Tư chậm rãi đọc lại, và qua một hồi xác nhận, Hiếu cuối cùng cũng không cam lòng cúp điện thoại.
Ngày hôm sau, vẫn buổi sáng Hiếu gọi điện thúc dục mẹ chuyển tiền cho mình. Tới buổi chiều Hiếu lại gọi điện với giọng chất vấn vì hắn vẫn chưa nhận được đồng nào.
– Mẹ xin lỗi, hôm nay là chủ nhật nhân viên ngân hàng không làm việc.
Nghe vậy, Hiếu ở đầu dây bên kia ngớ người, nhìn sang bên lịch mới phát hiện hôm nay đúng là chủ nhật. Giọng hắn buồn và thất vọng:
– Thôi vậy, hôm nay không có tiền mua xe máy là hết khuyến mãi, về sau muốn mua thì phải bỏ thêm tiền.
– Thêm nhiều không con?
Bà Tư hỏi.
– Trước là 30 triệu giờ thì lên 50 triệu.
nghĩ một lúc rồi bà trả lời:
– Hay là mẹ bán nhà để có tiền mua xe cho con?
Nghe vậy, Hiếu ở đầu dây bên kia giật mình, giọng hắn nhẹ hơn vì cảm thấy tội lỗi:
– Thôi, mẹ đừng bán nhà, có 50 triệu, nhà mình còn cái gì giá trị thì bán đi.
– Ừ, được rồi để mẹ bán đàn lợn.
Giọng Hiếu hơi chần chừ rồi hắn đồng ý.
Hai mẹ con tiếp tục trò chuyện về cuộc sống thường ngày. Hiếu, có lẽ vì đàn lợn mà Hiếu nói chuyện với mẹ nhiều hơn, tận 30 phút khác hẳn với những cuộc gọi trước. Gác máy Hiếu thầm nghĩ, chắc bán vài con lợn với số tiền có sẵn trong tay bà già thì kiểu gì cũng đủ 50 triệu cho mình ăn chơi một thời gian.
Hiếu đâu biết, bà Tư cả nhà chỉ có vài triệu tiền mặt, số tiền ấy chẳng thấm vào đâu so với 50 triệu mà hắn yêu cầu. Đàn lợn lèo tèo vài con, nếu bán hết cũng chưa chắc đã gom đủ số tiền đó. Chắc phải vay thêm mới đủ.
Vài ngày sau Hiếu mới gọi điện cho bà Tư.
– Mẹ ơi, mẹ bán đàn lợn chưa?
– Mẹ bán đàn lợn rồi, nhưng thiếu một ít, chờ khi nào mẹ có đủ 50 triệu thì mẹ chuyển cả thể cho con nhé.
Mẹ vậy, Hiếu bên kia điện thoại với vẻ mặt tiếc nuối rồi nói vào trong điện thoại:
– Thôi, con không cần đủ 50 triệu đâu, có bao nhiêu mẹ cứ gửi cho con, thiếu con tự xoay sở.
– Ừ, vậy để lại mẹ ra ngân hàng chuyển tiền cho con.
Bà tư đáp lời.
Tới ngày hôm sau là một ngày nắng đẹp, Hiếu lại gọi điện với giọng tức giận:
– Mẹ ơi, sao mẹ bảo hôm nay gửi tiền mà con bây giờ chưa nhận được?
Bà Tư bên điện thoại giọng yếu ớt:
– Mẹ xin lỗi, Hôm qua bán lợn, mẹ dính mưa bị ốm không ra ngân hàng chuyển tiền cho con được.
Thay vì quan tâm tới sức khỏe mẹ mình, Hiếu lại chỉ quan tâm tới vấn đề tiền chưa vào túi mình.
– Sao mẹ không nhờ người thân gửi tiền cho mẹ?
– Khụ khụ, các bác các bá chuyển nhà lên thành phố hết rồi con.
– Ừ, vậy khi nào mẹ khỏe mẹ chuyển tiền cho con nhé!
– Ừ, khi nào mẹ khỏe thì mẹ ra ngân hàng chuyển cho khụ khụ.
– Vâng vậy thì mẹ nhớ gìn sức khỏe, con có việc bận nên cúp máy trước đây.
Tiếng ngắt điện thoại bên kia đầu dây, bà Tư cất điện thoại vào trong túi áo. Bà đứng phất dậy, bước ra chuồng lợn cho lợn ăn. Dáng vẻ của bà nhanh nhẹn, khỏe mạnh, không có vẻ bị ốm phải nằm liệt giường giống như điện thoại nhắc tới.
Ngày hôm sau, ngày hôm sau nữa và liên tục những ngày tới, Hiếu đều gọi điện về nhà xin tiền, Nhưng Bà Tư đều lấy đủ mọi lý do không chuyển tiền được. Cuối cùng cơn giận của Hiếu lên tới đỉnh điểm. Hắn quát vào trong điện thoại với giọng chát chúa và giận giữ.
– Bà già, bà đùa tôi hả, bà biết bà đang làm mất thời gian của tôi lắm không?
– Con trai đừng giận mẹ đi chuyển ngay đây.
– Con trai cái con khỉ, Tôi nghe đến phát chán, tôi không phải con trai bà tôi là lừa đảo đây.
Nghe trong điện thoại là tên lừa đảo, Bà tư im lặng, thấy điện thoại không nói gì tên lừa đảo càng tức giận:
– Bà vui lắm đúng không, bảo chuyển tiền thì nhanh lắm nhưng chả thấy mẹ tiền đâu.
– Có phải bà biết thừa tôi là lừa đảo lên chơi tôi một vố thế này đúng không?
Bên kia đầu dây, Bà Tư im lặng một lúc rồi trả lời:
– Ừ, Mẹ biết con không phải là Hiếu ngay từ đầu.
Nghe câu trả lời, tên lừa đảo càng tức tối, phun ra một tràng những lời tục tĩu. Sau khi trút hết cơn giận, lòng hắn cũng nguôi ngoai đôi chút, định coi như mình đen đủi vậy, chuẩn bị tắt máy thì Bà Tư ngăn cản:
– Con trai đừng tắt máy.
Giọng van xin cầu khẩn.
– Cái gì, bà còn muốn nghe tôi chửi bà nữa à?
– Ừ con cứ nói nhiều vào, con cứ trách mẹ nhiều vào.
– Má nó, hóa ra từ đầu đến giờ ta đây lại lừa đảo phải một bà già điên, chỉ muốn ăn chửi…
Bà Tư không tức giận, bà nhẹ nhàng đáp lại với giọng nghẹn ngào.
– Xin lỗi, tại vì… giọng của cậu rất giống con trai tôi.
– Vậy thì liên quan đéo gì?
Vừa nói bà Tư từ từ quay lại, bà chầm chậm nhìn lên ban thờ, trên ban thờ có đặt một bức ảnh một cậu thiếu niên, khuôn mặt cương nghị, đôi mắt sáng. Nước mắt bà không kìm được lăn trên khuôn mặt già nua, nhăn nheo rồi rơi xuống đất. Mỗi giọt nước mắt như mang theo nỗi đau sâu thẳm, từng kỷ niệm cùng con trai ùa về trong tâm trí bà.
– Giong của cậu rất giống đứa con trai duy nhất của tôi, thằng Hiếu. Nhưng nó đã mất từ 3 năm trước rồi.
Nghe vậy tên lừa đảo hoảng hốt không thể nói lên lời, hắn bắt đầu cảm thấy tội lỗi. Bà Tư tiếp tục nói với điện thoại, không giống nói chuyện với hắn mà giống như hồi tưởng về một quá khứ đau thương:
– Con trai tôi ngoan lắm, nó thấy nhà nghèo mẹ khổ, nó không chịu đi đại học nhất quyết lên hà nội kiếm tiền.
– Nó hứa với tôi khi nào về sẽ xây cho tôi một căn nhà thật to, cưới một cô vợ và chăm sóc tôi cả đời.
– Ấy thế mà…
Bà Tư ngừng lại, hít một hơi thật sâu để lấy lại bình tĩnh. Giọng bà yếu ớt nhưng tràn đầy tình thương:
– Ấy thế mà ba năm trước, nó bỏ tôi mà đi. Người ta nói nó làm việc trên công trường quá sức mà ngất xỉu rơi từ tầng 12 xuống.
– Khi nó về đây chỉ còn là cái xác lạnh, người ta bồi thường tôi rất nhiều tiền nhưng tôi chỉ cần con trai tôi thôi, hu hu.
Tiếng khóc của bà như xé nát tâm can giống như bà lại trở về ác mộng ngày hôm ấy. Được một lúc, Bà Tư mới chợt tỉnh, bà nói giọng khàn đặc già nua như vừa rời khỏi cơn đau thương:
– Xin lỗi cậu, tôi không chuyển tiền cho cậu vì tôi sợ chuyển tiền cho cậu rồi thì tôi sẽ không được nghe tiếng con trai mình hàng ngày nữa.
– Cậu còn cần tiền không? tiền bồi thường của con trai tôi còn nhiều lắm, tôi còn chưa tiêu, để tôi chuyển cho cậu nhé!
– Không!
Bên kia tên lừa đảo đã khóc ngất từ bao giờ, những lời nói của bà Tư giống như những con dao vô hình cứa vào trái tim tội lỗi của hắn. Không ngờ hắn lại nhẫn tâm lừa đảo một gia đình khổ cực như vậy. Hắn tự vả mình mấy cái tát. Phần lương chi trong hắn trỗi dậy, thôi thúc hắn phải làm một cái gì đó cho bà mẹ khốn khổ, Hắn gọi:
– Mẹ!
Bà Tư giật mình rồi nhẹ nhàng đáp theo.
– Con trai…
Tên lừa đảo, giọng nấc nghẹt vì khóc:
– Mẹ có muốn con trai nói lời gì với mẹ không?
Bà Tư suy nghĩ một lúc rồi nói vào trong điện thoại:
– Mẹ muốn nghe con trai nói lời yêu thương với mẹ!
– Mẹ! Con yêu mẹ rất nhiều, con yêu mẹ rất nhiều…
Hắn không biết đã nói bao câu, con yêu mẹ rất nhiều.
Bà Tư nghe những lời mà mình mong muốn bấy lâu, nước mắt không kìm được, khóc như mưa. Những giọt nước mắt chan chát ẩn chứa nỗi niềm bi thương, vừa mãn nguyện vừa xót xa. Bà khóc rất lâu, để mặc cho cảm xúc tuôn trào. những kỷ niệm tốt đẹp ùa về trong tâm trí: hình ảnh thằng Hiếu từ bé lớn lên đồng hành theo năm tháng, hình ảnh thằng Hiếu ngồi trên bàn ăn háo hức kể về tương lai, hình ảnh thằng Hiếu nói lời tạm biệt trong ánh mắt không lỡ mà lên thành phố…
Bà Tư ở trong quá khứ đẹp rất lâu, tiếng khóc cũng làm lây lan cảm xúc cho tên lừa đảo bên kia đầu dây, Bà nhẹ nhàng đáp:
– Con trai, mẹ đã dạy con làm người phải đàng hoàng, làm người tốt không làm người xấu con nhớ không?
– Con nhớ ạ, con xin lỗi mẹ.
Tên lừa đảo, với giọng ân hận, hắn suy nghĩ về bao cuộc lừa đảo mà hắn đã thực hiện qua điện thoại. Hắn hình dung ra bao gia đình sẽ tan nát, và tưởng tượng: nếu hắn lừa được bà Tư này, khi sự thật phơi bày, bà sẽ sống ra sao?
Những suy nghĩ ấy khiến hắn cảm thấy tội lỗi vô cùng. Hắn đã lừa bao người, hắn không nhớ nổi. Hắn đã từng ân hận, hắn đã từng suy nghĩ gia đình bên kia điện thoại sau khi biết bị lừa đảo sẽ tuyệt vọng và đau đớn ra sao, hắn biết nhưng hằn đều lảng tránh đi sự thật tồi tệ này. Nhưng hôm nay, nghe câu chuyện của bà Tư, lương tâm của hắn đã thức tỉnh, hắn biết hắn không phải con người, hắn là cầm thú.
– Về sau con có thể gọi điện cho mẹ không?
Nghe vậy bà Tư mừng lắm, giọng bớt khàn:
– Được bất kể khi nào!
Cứ thế hai người trò chuyện tiếp, khác với những lần trước, cuộc trò chuyện của hai người mới giống hai mẹ con thực sự.
Sau khi tên lừa đảo cúp máy, hắn nhớ về người mẹ ở nhà. Hắn thường hay lạnh nhạt với mẹ hắn, mỗi khi mẹ hắn gọi điện, hắn luôn tức giận và bảo mẹ đừng làm phiền hắn. Có khi mấy tháng hắn mới gọi về nhà một lần, nói được vài ba câu rồi cúp máy trong lạnh lùng.
Giờ đây, khi nhìn lại, hắn tràn đầy áy náy và ân hận. Hắn nhận ra mình đã đối xử tệ với mẹ như thế nào, Hắn bấm số điện thoại quen thuộc:
Giọng người mẹ ngạc nhiên bên kia đầu dây:
– Con trai con gọi điện cho mẹ à!
Bình thường nghe câu này chắc hắn sẽ nói, “Chứ tôi gọi điện cho ma à?”. Nhưng lần này hắn lại trả lời rất nhẹ nhàng:
– Mẹ khỏe không, gia đình mình thế nào…
Câu hỏi ẩn chứa niềm quan tâm thật lòng của hắn. Nghe vậy người mẹ ngạc nhiên lắm:
– Mẹ vẫn khỏe, gia đình mình vẫn ổn.
Giống như phát giác được điều gì đó, người mẹ cẩn trọng hỏi với ngữ điệu nhẹ nhàng:
– Con trai, con đang gặp vấn đề gì phải không?
Câu hỏi bình thường nhưng như nhát dao đâm vào nơi yếu ớt nhất trong trái tim hắn, tự giác sống mũi cay cay. Dù hắn có làm gì, mẹ vẫn là người hiểu hắn nhất. Hắn cố tỏ ra bình tĩnh, nhưng giọng nói lại có phần lạc lõng:
– Không, chỉ là con trai nhớ mẹ thôi.
Dù hắn nói một cách bình tĩnh nhất, nhưng mẹ vẫn cảm nhận được sự khác thường trong giọng nói của hắn. Không muốn mẹ lo lắng, hắn bịa ra lý do sếp hắn giao cho hắn nhiều việc quá. Rồi hắn đánh trống lảng:
– À mẹ ơi, chờ con làm xong nốt việc này thì con sẽ về quê nhé.
Nghe thấy thế, người mẹ bên kia đầu dây vui mừng lắm. Đã bao lâu rồi, lần về quê gần nhất của con trai đã gần một năm:
– con làm xong rồi về quê nhanh nhé, mẹ sẽ nấu món sườn chua ngọt mà con thích nhất.
Giọng bà tràn đầy háo hức, như thể đang chuẩn bị cho một buổi tiệc lớn. Hắn cảm nhận được sự ấm áp trong lời nói của mẹ, nhưng cũng không khỏi chua xót. Hắn hình dung ra khung cảnh sum họp, nụ cười của mẹ, và món ăn mà hắn đã lâu không được thưởng thức, Nhưng có lẽ phải rất lâu nữa hắn mới có thể trở về.
…..
Nói chuyện một hồi, rồi cúp máy. Hắn trần trừ một lúc, trong lòng giằng xé, đấu tranh với nhau. Cuối cùng, hắn lại lấy máy, ấn dòng số ngắn 113 rồi nói:
– Alo, tôi là lừa đảo, tôi xin đầu thú.
Ngày hôm ấy một đường dây lừa đảo lớn bị triệt phá, tất cả thành viên đều bị bắt gọn và công lao lớn nhất lại là của Bà Tư cách đó ngàn dặm.