Đêm tháng bảy kể chuyện cô hồn - mùa 2 - Phần 1 - chương 3
- Home
- Đêm tháng bảy kể chuyện cô hồn - mùa 2
- Phần 1 - chương 3 - Đêm Thứ 1. Ngôi nhà có con chó ma
Ví như người kia chủ động hạ giá thấp để lôi khéo khách thì ngư phường sẽ phạt vạ, nhưng đằng này ông ta nâng giá cao vô tội vạ mà khách vẫn kéo về nườm nượp, chỉ mua hàng của ông ta thì quả là kỳ lạ. Một đồn mười, mười đồn trăm, cả làng chài đều nói rằng họ hàng của bà Mệ có bùa ngải chiêu tài, tiếp lộc. Thế là họ cũng kéo nhau đi cúng bái, thậm chí có người còn đến nhà để hỏi thăm về thứ bùa ngải kỳ lạ ấy. Họ hàng nhà bà Mệ chẳng nói gì, chỉ cười cười rồi lảng sang chuyện khác.
Vài năm sau, người họ hàng qua đời. Trước khi chết, người này sùi bọt mép, hai tay hai chân chống xuống đất miệng chảy dớt dãi giống hệt như con chó lúc mắc bệnh dại. Vợ con người kia khóc lóc tìm đủ mọi cách chạy chữa nhưng chẳng hề thuyên giảm. Vào đúng tiết vu lan, người họ hàng đột ngột qua đời, trước khi chết mấy ngày, ông ta bị cấm khẩu, chẳng thể nói, cũng chẳng ăn được thứ gì, chỉ lấy lưỡi liếm nước giống như chó.
Chính mắt bà Mệ đã nhìn thấy, ông ta ngồi chồm hỗm, nhìn ánh trăng rằm sáng vằng vặc, rùng mình một cái rồi lăn ra chết, lưỡi vắt sang một bên, cái miệng thâm tím lại méo xệch. Mẹ của bà Mệ sợ con bị nhiễm tử khí, vội vàng kéo bà vào trong buồng, cấm tiệt không cho ra ngoài lúc người họ hàng kia chưa nhập quan.
Cả làng chài nghèo ai cũng rùng mình về cái chết kỳ lạ ấy. Ai cũng cho rằng, con ma chó đã nhập vào người kia, bắt ăn uống như một con chó, sống như một con chó, rồi chết cũng giống như… một con chó. Có lẽ cũng vì tin điều ấy mà vợ con người kia sau đó cũng bỏ đi biệt xứ.
Những năm sau này, cứ hễ đến rằm tháng bảy là người ta lại nghe thấy tiếng chó sủa vang lên ở căn nhà đã bỏ hoang của người họ hàng kia, điều ấy trở thành nỗi ám ảnh của bà Mệ suốt thời thơ ấu. Thế nên, bà có nằm mơ cũng không thể tin được, khi bước vào cái tuổi xế chiều, bà lại sống bên cạnh ngôi nhà có tiếng chó ma sủa thâu đêm như thế.
Sáng hôm sau, người trong thôn tụ tập đến nhà lão Bằng rất đông. Ngoài mặt thì gọi là hỏi thăm, nhưng kỳ thực chỉ là để nghe ngóng cho thỏa mãn sự hiếu kỳ. Nhưng trời chẳng chiều ý người, nhà ông Bằng đã rời đi lúc nào. Một người đi trực ban đêm về kể lại, rạng sáng người ta thấy ông Bằng mặc áo mưa, chạy chiếc xe máy, chở theo sau vợ con, phóng đi vội vã dưới mưa. Người trong thôn chưng hửng, dù không thể tận mắt chứng kiến điều gì, nhưng họ đều biết rằng… đêm qua con chó ma lại trở về.
…………………………………….
Phải tới một tuần sau, ông Bằng quay trở lại nhà chất đồ đạc lên xe rời đi trong vội vã. Trước khi đi còn không quên treo một tấm bảng ghi dòng chữ “cho thuê nhà” ở trước cánh cửa sắt đã cũ mèm. Bà Mệ nhìn tấm bảng rồi thở dài, trong lòng thầm đoán rằng chẳng có người khách nào thuê căn nhà ma quái này. Chẳng biết tiên đoán của bà Mệ có đúng hay không, nhưng tấm bảng cứ treo chơ vơ ở cửa, mặc kệ nắng mưa, cứ như thể nó đang chờ đợi một người nào đó.
Cuối tháng sáu âm lịch năm sau, tức là gần tròn một năm kể từ ngày nhà lão Bằng rời đi trong đêm cô hồn mưa gió, bà Mệ thấy lão trở về cùng với một đôi vợ chồng còn rất trẻ. Lão Bằng đã già đi trông thấy, người gầy rộc đi như kẻ bị bệnh nằm liệt giường lâu ngày. Khi lão đang nói chuyện với đôi vợ chồng kia, chợt nhìn thấy bà, lão gật đầu thay cho lời chào hỏi. Người trong thôn tò mò kiếm cớ đi ngang qua rồi ngó vào xem.
Đọc đến đoạn bà Mệ lại liên tưởng đến Tết Ở Làng Địa Ngục