Đào Nương Hoá Quỷ - Chương 7.3
Bà Hỏa lại cay nghiệt phun ra từng câu:
– Không phải là mày… vậy tại sao khi mày vừa đến phòng con bé thì nó lại phát điên, hả… không mày thì là ai… Tất cả là tại mày…
Tư Hiền hoảng loạn, dường như con ả cũng đang sợ hãi tột cùng, chắp tay mà vái lia lịa với bà Hoả, đoạn lúc này một giọng nói vang lên:
– Trời ơi… con ả kia… mày mày… mày làm gì thế này hả… cái này là cái gì…
Bà bếp từ bên dưới đi nhanh lên, trong tay cầm một con hình nộm vải mà ném ra đất trước mặt Tư Hiền. Nhìn thấy thứ kia mọi người đều khiếp hãi, Tư Hiền thì trợn mắt giật bắn mình, ả run rẩy nhìn con hình nộm kia:
– Cái này cái này… cái này…
Bà bếp lại nói lớn:
– Mày còn dám hỏi nữa sao, tao tìm được thứ này trong chỗ ngủ của mày… không phải mày dùng bùa dùng ngải hại Đào Nương thì còn là ai…
Tư Hiền nhìn chằm chằm vào con hình nộm có dán lá bùa vàng ghi rõ tên họ và cả ngày tháng năm sinh của Đào Nương, trên đầu con hình nộm là hàng trăm mũi kim nhỏ đang đâm vào.
Chú Hoả đi tới thì trợn mắt nhận ra ngay cái thứ kia là gì, chú điên tiết:
– Con khốn nạn này, mày dám xài bùa ngải hình nộm thế mạng mà hại Đào Nương sao… tao tao… tao nuôi mày quả là nuôi rắn trong nhà mà…
*Bốppp* chú vung tay đấm thẳng vào mặt Tư Hiền khiến con ả bật ngửa ra đất, trời đất choáng váng trước mắt, chú Hoả trong cơn điên tiết liền lao tới vung chân mà đạp mạnh vào đầu con ả *bốp* bốpp* bốpp*
– Con khốn nạn, khốn nạn… mày chết đi… chết đi…
Sợ rằng chú Hoả không kiềm chế được mà giết chết Tư Hiền, mọi người cũng lao vào can ngăn chú ra, lúc này Tư Hiền đã nằm vật ra đất, khuôn mặt bê bết máu, mếu máo mà khóc lên thành tiếng:
– Huhuhu… không phải tôi… không phải mà… huhuhu…
Bà Hoả từ đâu lao tới chiếc guốc gỗ đập thẳng vào miệng Tư Hiền *bốppp*
– Mày còn dám chối sao… huhuu… chối này chối này…
Dứt lời lại vung guốc mà đập liên tiếp vào miệng mà gãy mất mấy cái răng, máu tươi lại tuôn ra đầy mặt. Mọi người lại can ngăn bà Hoả.
Cậu Hoàng cũng lao tới toang muốn giết chết Tư Hiền thì lại có hai người chạy lại kéo cậu đi.
Thấy cái tình cảnh rối ren trước mắt, gia đình chú Hoả đã không còn ai giữ được bình tĩnh, ấy lại còn con ả Tư Hiền lại nằm vật ra đất mặt mũi bê bết máu tươi, thều thào không nói nên lời.
Mọi người cũng can ngăn tất cả đưa con ả Tư Hiền về phòng. Dù gì thì dù cũng là con người sống với nhau bao lâu nay. Tuy làm ra cái chuyện không thể tha thứ nhưng giờ đây cảnh tang thương đã là quá đủ, không muốn lại có thêm người chết trong đoàn.
Ấy rồi mấy ngày dài lặng lẽ lại trôi qua, con ả Tư Hiền bị nhốt biệt lập trong một căn phòng rồi khoá chặt cửa bên ngoài, người người xa lánh không hề đếm xỉa đến con ả. Cũng đúng thôi ai lại muốn giao du với một người dùng bùa dùng ngải mà giết hại người khác.
Rồi cái ngày di quan cũng đến, xác của Châu được chôn cất ở ngoài bãi tha ma của làng, chứ còn Đào Nương thì chú Hoả lại coi như người trong nhà, nên cho người đào huyệt mà chôn cô sau lưng khoảng đất trống sau nhà hát.
Khi cái quan tài Đào Nương vừa hạ xuống, Hoàng đứng chết lặng, hắn vẫn không tin được rằng Đào Nương và con mình đã chết. Chợt có cái tiếng hét vang lên bên trong, bà bếp từ phòng của Tư Hiền chạy vội ra ngoài mà gào thét:
– Chết rồi…, chết rồi… con Tư nó treo cổ chết rồi… trời ơi… nó treo cổ chết rồi…
Mọi người bên ngoài nghe thấy thì hoảng hồn chạy vào, bật tung cánh cửa vào trong thì thấy cái xác Tư Hiền đang treo lơ lửng giữa phòng. Cái lưỡi thè lè ra dài cả thước khiến cho ai cũng khiếp vía tái mặt.
Ấy chứ Tang nó lại chồng Tang. Nhưng tang của Tư Hiền lại diễn ra nhanh chóng qua loa. Chú Hoả cũng chỉ vì cái nghĩa bao nhiêu lâu con ả cũng phần nào cống hiến cho nhà hát nên mới làm qua loa cái đám tang, chứ không thì có mà ném xác xuống biển cho nó trôi đi đâu thì trôi.
Huyệt mộ Tư Hiền lại được chôn gần bên mộ của Đào Nương. Cốt lõi bà Hoả cho rằng chôn con ả này chung chỗ với Đào Nương, cho con ả nó muôn đời sống trong tủi nhục khi đối diện với Đào Nương nơi chín suối.
Thế rồi hai cái nấm mồ được xây lên phía sau nhà hát. Thời gian nó lại trôi qua một cách vô tình.
Cậu Hoàng buồn sầu không muốn ở lại nơi này vì nhìn đâu cũng thấy bóng dáng của Đào Nương, nên đành nghe theo sự sắp xếp của bà Hoả mà vào Sài Gòn ăn học, ấy nghe đâu chỉ vài năm sau hắn lại kết hôn với một tiểu thư nào đó trong xứ Sài Gòn qua sự mai mối của bà Hoả và những con mụ vợ quan tây quan việt.
Tưởng chừng rồi mọi chuyện sẽ đi vào dĩ vãng nhưng đâu có dễ đến vậy, những cái chết còn nhiều uẩn khúc phía sau, chỉ là sự mở đầu cho một cuộc báo oán đòi lại nhân quả sau này.