Cương Thi Dân Tộc phần 1: Mo ác Hồi sinh - Chương 1
PHẦN 1; BIẾN CỐ
Chương1
Bước ra khỏi cửa nhà đưa mắt nhìn quanh, bên ngoài trời vẫn còn chìm trong làn xương sớm mờ ảo, của trời vừa mờ sáng. Đám cành cây khô gãy đổ nằm ngổn ngang trên mặt đất, rác và các cây cỏ nhỏ hơn bị nước cuốn đi, rồi mắc lại trước cửa nhà từng lớp dày đặc, Chứng tỏ trận mưa đêm qua to lắm. Điểu Bé nói vọng vào trong nhà.
– Con đi lên lương đây,không biết số khoai mì hôm qua phơi có sao không, qua con về trời còn quang đãng nên không có thu lại. Chẳng hiểu sao đêm qua lại mưa to thế, mùa này cũng có phải mùa mưa đâu nhỉ, lạ thật đấy. Đám khoai mì đấy ướt, khi nào bán lại bị ép giá cho mà xem.
Bà mẹ đang lúi húi nấu ở cái bếp giữa nhà đi ra nói.
Đi sớm thế à cháo sắp chín rồi ăn xong rồi đi, từ đây vào đấy xa, đến nơi cũng trưa rồi, thôi ăn xong hãng đi.
Điểu Bé sốt ruột trả lời:
– Thôi con lên đấy đói con nấu ăn sau,đi lên xem chứ sốt ruột quá, số mì ấy mà mốc thì có khi còn không bán được ý.
Ông bố đang ngồi trên cái ghế nhỏ bên bếp lửa hồng, dùng cành cây khô khều cái mớ than đỏ rục ra, đẩy củi vào cho nó cháy. Thấy hai mẹ con nói chuyện thế vội chống gậy đi ra bảo:
-Đi sớm thế này nhớ cầm theo con dao nhỏ dắt trong người nhá, đề phòng con ma rừng, ma rú nó bắt hồn.
Điểu Bé cười bảo:
– Làm gì có ma hả bố thời buổi hiện đại rồi, làng mình từ xưa đến nay cứ đồn lung tung,con đi học trên huyện người ta bảo ấy chỉ là do các hiện tượng thiên nhiên tạo ra thôi, rồi người mình không biết cứ cho ấy là ma với quỷ.
Ông bố già nghe thế cáu tiết gõ cái gậy xuống đất đánh cộc một cái đoạn nói.
– Tao không biết chúng mày học cái gì trên ý, nhưng tao chỉ tin những gì ông bà,tổ tiên chuyền dạy lại thôi,các ông bà dạy không sai đâu.
Điểu Bé chán nản đi vào nhà, cậu biết có cãi cũng chẳng lại bố mình, bao nhiêu lâu nay cái tư tưởng, phong tục cổ hủ đã ăn sâu vào mỗi con người trong cái buôn làng này, chứ chẳng phải riêng bố của cậu. Thành ra cậu có học được nhiều ở trên huyện cái nền văn hóa hiện đại, về nói lại cũng chẳng ai tin.
Khoác chiếc gùi lên vai bên trong là đồ đạc đã được mẹ chuẩn bị để cho cậu đi lên nương, đủ để dùng vài ngày ở trên ấy, nào là gạo, muối, cá khô, trứng, lạc và một số thứ khác.
Chiếc gùi khá nặng Điểu Bé phải gồng đỏ cả mặt mới đứng lên được. Mặc dù là không thích, nhưng cũng với tay lấy con dao nhỏ trên bàn thờ, buộc vào bắp tay trái để cho bố, mẹ cậu bớt càu nhàu.
Dù sao thì nó cũng chẳng nặng nề gì, con dao chỉ độ dài một gang tay, chuôi nhỏ bằng gỗ có khắc hoa văn khá kì cục, trên lưỡi là một miếng vải trắng quấn quanh, miếng vải nó cũng đã ngả sang màu nâu vàng, dám chắc con dao này đã có từ lâu lắm rồi, chẳng biết bao lâu chỉ thấy bố bảo từ thời ông cố để lại, vẫn chuyền từ đời này sang đời khác.
Chuẩn bị xong hết cậu chào bố,mẹ rồi lên đường đường. Từ nhà mà đi đến nương rẫy cũng phải mất nửa ngày đường đi bộ, thường là cậu đi ba, bốn hôm mới về lấy lương thực một lần.
Nhà Điểu Bé gần đường quốc lộ trong một bản nhỏ, sát với khu người kinh sống đông đúc. Xưa kia đất này chỉ có người dân tộc sống tập trung thành từng bản nhỏ. Nhưng chiến tranh đi qua đất nước đổi mới, người dân khắp nơi cũng đổ về đây sinh sống trồng trọt kiếm kế sinh nhai, thành ra bây giờ đông vui lắm.
Nương rẫy nhà Điểu Bé thì nằm khuất sau mười mấy quả đồi, Mùa này trong ấy đang trồng sắn và tỉa cành của cây cà phê để đến vụ nó còn cho trái, có trái rồi đem bán lấy tiền lo cho hai thân già ốm o ở nhà. Thế nên dạo này Điểu Bé phải ở trong ấy suốt. Những nhà khác người ta đi cả tháng mới về một lần vì nhà họ đông người gùi theo được nhiều đồ ăn thức uống, đã vậy họ còn có honda đi có hai tiếng là tới nơi. Còn Điểu bé chỉ có một mình thành thử ra cứ vài hôm cậu lại phải về nhà lấy lương thực một lần.
Nhà cậu trước đây cũng có một chiếc xe máy như bao nhà khác, nhưng vì một biến cố cách đây 3 năm mà phải bán đi không ít của cải trong nhà kể cả cái tivi cũ. Đận ấy bố Điểu Bé đi làm trên nương bị đạp phải gai độc, ông nghĩ chỉ là gai bình thường rút ra, rửa sơ qua bằng rượu rồi mặc kệ.
Sau vài tiếng nó tự nhiên sưng to lên như quả trứng gà,rồi bưng mủ nhưng lại không hề đau nhức chút nào, vậy nên ông không để ý đến.
Chiều tối ông đi tắm kỳ chân thì thấy vết thương đang chảy ra nước mủ vàng khè khè, đặc quánh, lại còn có con gì từ trong bò ra, trông nó như con giòi hay bò trên mấy cái xác chuột chết ông bẫy được đập chết vứt đi. Đầu óc cảm thấy hơi choáng váng, say sẩm.