Chuyến xe khách cuối cùng - Chương 6
ên cạnh mình nói, hắn liền quay sang hỏi:
_ sao.. sao chú biết gã xe ôm đó…
Ông Đạt cũng bị hành động bất ngờ của An làm cho luống cuống vài giây, sau đó nở một nụ cười trừ:
_ thực ra tôi và gã xe ôm đó…
Nói đến đây ông Đạt lại thở dài, cùng lúc này bà cụ hướng ánh mặt mờ đục của mình về phía hai người cất giọng:
_ thật đáng buồn người muốn về với mẹ thì trời cho âm dương cách biệt. Còn kẻ đủ điều kiện lại nhẫn tâm đuổi mẹ già ra khỏi nhà để cho bà cụ đó..
Ông Đạt nói:
_ chuyện xảy ra như thế nào, cụ có thể kể cho chúng tôi nghe qua được không?
Bà cụ thở dài, đoạn nói tiếp:
_ được chứ đó là câu chuyện buồn của một bà cụ mà tôi quen biết. Nếu hai người có hứng thú nghe thì tôi cũng xin kể lại câu chuyện đó.
An nhìn bà cụ trả lời:
_ dạ vâng chúng cháu đang sẵn sàng nghe câu chuyện về người mẹ bất hạnh kia.
Lúc này chiếc xe cũng vừa mới đón thêm hai vợ chồng trẻ ẵm theo một đứa bé cỡ vài tháng tuổi quán trong lớp khăn dày.. Đợi họ ngồi xuống hàng ghế bên cạnh ba người, bà lão mới hít một hơi hướng đôi mắt buồn nhìn lên phía trước bắt đầu câu chuyện.
Bên kia đứa bé ngáp lên một cái rồi chìm dần vào trong giấc ngủ trên tay mẹ nó. Hai vợ chồng cùng im lặng lắng nghe lời bà cụ nói.
Người đàn bà khốn khổ đó là một quả phụ tên Lan. Chồng bà cùng với chục thanh niên trong làng đều hy sinh trong một trận không kích của quân địch lúc đất nước còn khói lửa. Đứa con cả cũng chả biết tin tức gì, cho đến khi đất nước gần hòa bình bà mới nhận được một tờ giấy báo tử.
Từ đó chỉ còn lại một mình bà tay gánh tay gồng nuôi đứa con trai thứ lên năm và bé út lên ba khôn lớn. Thời gian như con én đưa thoi, hai đứa trẻ ngày nào cũng đã khôn lớn. Chán cảnh quê nghèo chúng rủ nhau thoát ly lên thành phố làm ăn, những ngày đầu lập nghiệp bà phải bấm bụng bán đi ruộng đất để lấy vốn cho con. Nhờ gặp thời hai người con của bà đều làm ăn khá giả. Bây giờ người con trai của bà đã trở thành ông nọ bà kia ở thành phố này, còn người con gái hiện đang định cư bên mỹ cùng với gia đình chồng.
Người dân trong làng cứ ngỡ rằng những ngày cuối đời của bà lão sẽ trôi qua êm đềm bên con cháu. Nhưng sự thật không như người ta mong đợi, hai người con bà càng giàu có thì khoảng cách giữa chúng và mẹ mình lại xa thêm một đoạn dài.
Chưa kể đến việc bà Lan và đứa con dâu thứ của mình thường xuyên xảy ra vấn đề xích mích. Những lần bà Lan và con dâu cãi lộn hay nói chính xác hơn là người con dâu kiếm chuyện để chửi mẹ chồng. Đứa con trai bà đều đứng về phía vợ, có nhiều khi nó còn không tiếc lời mạt sát người mẹ già ấy.
Những lúc như vậy bà chỉ muốn về quê nhưng không thể bởi ruộng đất khi xưa bà đã bán sạch để làm vốn cho chúng làm ăn. Vài lần bà Lan len lén gọi điện cho con út mong tìm cho mình đôi lời an ủi, nhưng thứ bà nhận lại được chỉ là một vài câu trả lời qua loa kiểu như:
_ thôi bu già rồi nhịn con, nhịn cháu vài lời thì có làm sao?
Nói rồi đứa con gái út liền lấy lý do bận việc cúp máy. Có đôi khi thấy số điện thoại của mẹ mình gọi tới nó còn chả thèm nghe máy.
Thời gian cứ thế trôi qua một cách nặng nề. Sức khỏe của bà Lan cũng theo đó giảm sút đi rất nhiều, lại cộng thêm di chứng đến từ mảnh đạn găm trong đầu lúc còn nhỏ khiến cho bà trở thành gánh nặng cho con cháu. Điều đó khiến cho đứa con dâu càng ngày càng ghét bà ra mặt, còn thằng con bà tuy không thể hiện ra ngoài như trong lòng lúc nào cũng cổ súy cho những hành động của vợ mình.
Cho đến một ngày không chịu được cuộc sống bí bách trong căn nhà đó nữa bà Lan đành phải khăn gói rời đi. Người con trai của bà ta thay vì đi tìm mẹ mình về thì hắn lại nghe theo lời vợ mặc kệ bà ấy lang thang một mình giữa cái thành phố xô bồ không biết đi đâu về đâu.
Kể đến đây bà lão dừng lại thở dài một hơi, vẻ mặt buồn bã nhìn về phía những bóng cây loang loáng vụt qua bên ngoài cửa sổ. Người chồng ngồi ở hàng ghế bên kia quay sang hỏi:
_ rồi những ngày tiếp theo bà cụ tên Lan ấy sống sao ?
Bà lão chỉnh lại cái mũ len trên đầu sau đó trả lời:
_Thì bà ấy chỉ còn cách lang thang, ngày nhặt chai lọ kiếm miếng bỏ vào mồm chứ biết làm gì hơn.
Đôi vợ chồng trẻ và hai người khách ngồi bên cạnh bà lão nghe vậy chỉ biết khẽ cúi đầu im lặng. Còn bà cụ vẫn cất ra chất giọng thều thào đặc trưng của người già:
Ngày nào chăm chỉ cũng đủ vài bữa cơm, đêm về thì tìm đến một cái trạm xe bus nào đó ngủ tạm. Ngày nắng không sao chứ những đêm mưa gió tối trời, bà cụ chỉ biết nằm co ro chịu trận.
Một vài người biết được câu chuyện, họ cũng khuyên bà nên quay về nhà. Nhưng đối với bà Lan thà lang thang một mình trong thành phố còn dễ chịu hơn so với việc ở trong căn nhà của người con trai.
Thấy bà Lan co ro ở trạm xe bus hoài cũng tội, mấy người tốt bụng tìm cho bà lão ấy một căn phòng trọ ở xóm ngụ cư. Ở đó bà Lan sống chung với mấy người công nhân làm ở một công trình gần đó. Căn phòng đó tuy hơi xập xệ nhưng còn đỡ hơn cảnh màn trời chiếu đất. Với lại mọi người bên trong dãy trọ đều yêu mến cho nên bà cũng chả cần phải đóng tiền ở.
Số tiền bà Lan kiếm đ