Ma Việt - Phần 64 - C4: Bảo Tàng Mỹ Thuật HCM -
Quay về tại trụ sở, lúc này Đức với Khương đứng nhìn nhau đâm đâm sát khí.
“Hai người lại chuẩn bị đánh nhau nữa à?” – Một giọng nữ từ xa vọng tới.
Khi nhìn về phía giọng thì thấy ba trụ cột của tổ chức tới, trong đó có Dung, Lothar và một trụ cột của tổ chức, người này mặc bộ đồ trắng như người của đạo Cao Đài.
“Nào nào! Hai người nên dừng lại trước khi đánh sập cả trụ sở này đi.” – Lothar ra giảng hòa giữa hai người.
Dung tới kiểm tra tình hình của Thủy lúc này vẫn còn khóc như một đứa con nít vì sợ hãi. Còn Việt vẫn nằm đó nhìn lên trời, chẳng thế nào di chuyển.
“Ồ ngươi bị thương nặng đấy!” – Khương tiến tới chỗ Việt nhìn.
Xong rồi anh ta đặt một tay lên người Việt truyện một luồng năng lượng vào trong. Cả người Việt rực cháy lên, những phần bị khuyết dần được hồi phục.
“Ngươi là phán quan vùng này ư?” – Khương vừa nói.
“Uhm!” – Việt đáp có chút thờ ơ.
“Thì ra là ngươi! Không ngờ cũng có ngày thảm thế này!” – Nói rồi Khương cười lên khoái chí.
“Ý ngươi là sao?” – Việt tỏ ra khó chịu trước nụ cười ấy.
“Kẻ đã từng diệt cả tổ chức tiền nhiệm như ngươi phải biết rõ chứ!” – Khương ngừng cười và tỏ vẻ mặt đầy sát khí. – “Kẻ thù diệt tổ chức như ngươi lại tham gia làm chân sai vặt.”
“Đủ rồi Long!” – Người đàn ông mặt đồ trắng quát. – “Đó đã là chuyện xưa rồi, đừng làm mọi chuyện phức tạp hơn nữa.”
Khương nhìn sang ông mặc đồ trắng với vẻ chán ghét.
“Được rồi! Nghe Long hết! Ta sẽ ngừng.” – Nói rồi Khương quay mặt rời đi thì chợt nhớ ra một điều gì đó. – “À đúng rồi! Con rùa kia, nếu ngươi còn một ngày tự do thì đừng mong thoát khỏi tay ta.”
Nghe thấy vậy, Thủy liền lấy Dung làm lá chắn che bản thân lại. Khiến cho Khương cười thỏa mãn mà rời đi. Việt cũng thở dài mệt, Dung cũng tiến lại chỗ Việt:
“Ngài không sao chứ?”
“Ta không sao.”
“Nếu vậy ta mời ngài về văn phòng của con, chúng ta có vài chuyện để bàn.” – Dung nói với giọng có chút ngập ngùng.
“Hư!” – Việt tỏ một thái độ có chút khinh thường. – “Không ngờ các ngươi vậy cũng có thể tỏ vẻ nhát đấy.”
Cô không nói gì mà ra hiệu cho Việt đi theo cô. Cả hai bước vào trong phòng làm việc của Dung, lúc này có vài con người giống như Dung và mặc đồ của cô ấy, Việt nhìn sơ qua cũng biết đây là hình nhân của cô. Mặc kệ bọn chúng, cô tiến tới bàn tiếp khách và ra hiệu cho Việt ngồi xuống.
“Thật ra việc con ngồi ở đây đã là bất kính với ngài rồi.” – Nói rồi Dung đứng ra ngoài và quỳ một chân cúi chào Việt. – “Nói đúng hơn là ông tổ.”
“Ông tổ sao? Ngươi đang đùa ta à?” – Việt mặt nghiêm nghị xen chút khó chịu. – “Đâu ra thế hệ sau? Không lẽ…”
“Phải, đứa trẻ trong bụng của bà Diệp khi xưa.”
Sau đó Dung kể lại, sau cuộc chính biến bất thành năm 1738, các quan thần hỗ trợ hoàng thân họ Lê đều bị xử lý ngay sau đó, trong đó có Việt và Tuyết. Vài năm sau, Nguyên vài năm sau bị phục kích và giết chết trong khi cố dập cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật. Chỉ còn lại Diệp đã đưa gia quyến còn sót lại sang Trung Quốc lánh nạn.
“Vậy ngươi là thế hệ sau của ta ư? Ngươi biết cũng chi tiết sự kiện nhỉ.”
Dung gật đầu. – “Thật ra là nhờ cuốn này.”
Cô lấy ra một cuốn sách cổ mà nói. – “Đây là cuốn nhật ký do bà Thu để lại. Những sự khi ấy ghi lại cũng khá chi tiết cũng như là một lá thư.”
“Lá thư?”
Nghe vậy, Việt liền mở ra bên trong có một bức thư cũ kĩ trong đó. Cậu mở phong thư ra và lấy một tờ giấy ra, tay có chút run rẩy, răng nghiến chặt. Nội dung thư như sau:
“Chim nay ở cành bắc
Cố hương còn đó không
Xa quê ở đất người
Thầm nhớ cố hương xưa.
Muội viết thơ đối đáp hay không nè? Tỷ Tuyết chỉ cho ta cách viết này đấy, hay không? Muội còn được nghe là ca ca sẽ sống ở thời đại hàng trăm năm sau nữa, nào là khối sắt di chuyển, nào là chim sắt trên trời, ca ca thấy nó chưa? Chắc thấy rồi nhỉ, leo lên chim bay cảm giác thế nào ca? Có như lời tỷ Tuyết kể không? Bay trên cao được mọi người ngắm nhìn và ngưỡng mộ, không biết cảm giác đó như thế nào? Tuyệt lắm đúng không?
Muội có hàng vạn câu hỏi muốn ca trả lời, nhưng có lẽ chẳng bao giờ được nghe lời đáp của ca. Muội thật sự rất nhớ ca kể từ nghe ca mất, muội cũng nhớ cả phu quân của muội, sao hai người lại phải vì triều đình mà hi sinh vậy? Nếu gặp được phu quân của muội, hi vọng chàng có thể gửi lời hỏi thăm của ta cho huynh ấy. Muội tặng cho hai ngươi cái túi thơm này, hi vọng hai người sẽ nhớ tới muội.”
Đọc xong, Việt móc trong bao thư cũ kĩ hai túi thơm mà không khỏi run rẩy. Qua hơn mấy trăm năm lại nhận được đồ của người xưa đúng là duyên phận do trời sắp đặt. Dung cũng cười vì đã hoàn thành di nguyện của bà Diệp.
Dung là nữ trưởng trong dòng nhánh sau khi được một vị tu sĩ trên núi nhận làm đồ đệ theo chân ông tu hành. Trong lúc dọn dẹp đã vô tình nhặt được cuốn nhật ký cổ này giấu ở trong một góc giường của cũ kỹ, khi đối chiếu với cuốn gia phả mới biết Diệp là bà tổ của họ Lâm. Những chi tiết trước bà Dung đều không được ghi chép lại, chỉ biết là Diệp trốn và đây và tiếp tục giúp dòng họ Lâm phát triển.
Dung sau khi hồi tưởng lại chuyện xưa, cách giờ cũng đã hơn trăm năm một chút.
“Sau khi ngài ổn rồi, chúng ta còn một nhiệm vụ phải làm.” – Nói rồi, cô đi ra một các tủ gỗ và lấy ra một phong bì. – “Tuy biết ông đau lòng vì Ngân nhưng để bảo vệ an toàn của Ngân, chúng ta có một vài việc phải làm. Đám thất pháp này sẽ không để Ngân nằm nghỉ ngơi dễ dàng vậy đâu.”
Nghe vậy, Việt né lại đau thương mà nghiêm nghị nhìn về phía Dung.
“Thế ngươi muốn ta phải làm gì?”
“Con thật ra muốn nhờ ngài hãy cố lôi kéo Thủy về phía chúng ta.”