Cặp bánh trung thu của mợ ba - Chương 3
Không biết do ông trời thương sót hay do ông Tùng ăn ở có đức, 12 năm sau, khi ông ở cái tuổi ngoài ngũ tuần, bà sáu sinh cho ông một mụn con trai. Ông đặt tên cho cho con là Thêm. Kẻ ăn người ở trong nhà gọi hắn là cậu ba. Ngay từ nhỏ, cậu ba đã ốm đau bệnh tật, quanh năm sống với thuốc.
Lớn lên, cậu ba trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, cô gái nào mới nhìn cũng đã phải lòng. Mặc dù ốm yếu nhưng cậu ba quả thực là một người thông minh tuyệt đỉnh. Tất cả mọi kinh văn, cậu chỉ đọc một lần là có thể nhớ hết. Tài văn chương của cậu vang danh khắp vùng. Không một ai không biết tiếng.
Thấy cậu ba như vậy, ai trong gia đình cũng lấy làm hãnh diện. Ông Tùng thì hướng cậu kế nghiệp gia đình. Nhưng trí của cậu lại nằm ở thi cử để đỗ đạt công danh. Mặc dù không muốn, nhưng ông Tùng vẫn phải chiều lòng con trai, cho cậu ăn học đàng hoàng. Gửi cậu tới nhà một thầy giáo nổi tiếng nhất vùng để học.
Ở nhà thầy, cậu ba đã gặp gỡ và đem lòng yêu thương cô con duy nhất của thầy là cô Nguyệt. Cô Nguyệt là một cô gái nết na thùy mị, dịu dàng đoan trang. Cô Nguyệt thật đúng với cái câu; “yểu điệu thục nữ quân tử hảo cầu.” Cô Nguyệt không những đẹp người đẹp nết, mà thơ văn ca phú cùng không kém bậc nam nhi. Nếu cô là nam chắc chắn cô cũng sẽ theo nghiệp đèn sách.
Vì cô Nguyệt xinh đẹp dịu dàng lại giỏi giang. Nên rất nhiều chàng trai con nhà quyền quý để mắt tới. Rất nhiều người mang sính lễ đến dạm hỏi, đều bị cô Nguyệt từ chối. Bởi trong lòng cô đã trót thương một trong số người học trò của bố mình. Người ấy không ai khác chính là cậu ba Thêm.
Hai người lén giấu bố mẹ cùng nhau hẹn ước trăm năm. Hẹn rằng khi nào cậu ba đỗ đạt sẽ trở về cưới cô.
Nhưng trời không chiều lòng người. Trong một lần đi chợ huyện, cô Nguyệt lọt vào mắt xanh của tên tri phủ. Hắn ta là một tên quan tham, tàn bạo. Hắn vơ vét tất cả những gì có thể, trắng trợn cướp ruộng đất, vàng bạc của dân. Vào tay lão dù có tội hay không có tội, thì hắn phải moi cho bằng được tiền của người đó. Hắn mà vừa mắt cô gái nào, thì chắc chắn cô gái ấy sẽ rơi vào tay lão. Và cô Nguyệt dạ lọt vào mắt xanh của lão.
Đó là một ngày trong xanh, thầy đồ cùng với đám học trò đang chăm chú đọc sách. Thì một nhóm người khiêng khá nhiều hòm xiểng tới nhà thầy đồ.
Thấy lạ thầy đồ và đám học trò liếc ra nhìn đoàn người. Nghĩ là người đến xin học cho con. Vì vậy thầy đồ cũng không vội đứng lên. Tiếp tục dạy cho hết bài. Dường như những người đó hết kiên nhẫn, một người có vẻ là đứng đầu quát lớn:
– Người nhà đâu hết rồi? Có khách đến sao không ra tiếp.
Nghe thấy tiếng quát, cô Tuyết từ trong nhà chạy vội ra, thấy là người nhà quan, cô lễ phép hỏi:
– Bẩn các quan. Mời các quan vào trong nhà xơi nước ạ. Chẳng hay các quan tới đây có chuyện gì ạ?
Thầy người ra là một cô gái xinh đẹp, đám lính cũng thay đổi cách nói chuyện, giọng nói cũng nhẹ nhàng hơn.
– Chào em! Em là gì của lão thầy đồ vật?
Cô Nguyệt cung kính thưa:
– Dạ bẩm quan con là con gái ạ.
– Thế thầy của cô đâu rồi?
– Dạ thầy con đang dạy học. Các quan vào nhà xơi nước, để con đi gọi thầy con tới hầu các thầy ạ.
– Được
Nói đoạn gã hất tay ra hiệu cho nhóm người đi vào nhà. Cô Nguyệt rót nước mời bọn chúng rồi vội vã đi tìm thầy đồ.
Nhận được tin có quan binh tới tìm, thầy đồ cho đám học trò nghỉ sớm, rồi tất tả tơi gặp đám quan binh. Đến nơi thấy một nhà đầy hòm xiểng, thầy chắc mẩn đến xin học cho con. Thay đổi nét mặt lo lắng thành tươi cười, bước tới đon đả chào:
– Chào các quan anh! Chẳng chẳng hay các quan anh tới đây có chuyện gì vậy ạ?
Gã cầm đầu nói:
– Tôi phụng lệnh quan tri phủ, tới để đặt sính lễ hỏi cưới cô Nguyệt nhà ông làm bà chín của ngài ấy.
Nghe đến chuyện lão tri huyện muốn cưới con gái làm vợ lẽ, nét mặt thầy đồ thay đổi ông trở nên tức giận chỉ tay ra cửa nói:
– Con gái tôi còn nhỏ, chưa thể lấy chồng. Tôi sợ nó sẽ không thể chăm sóc chồng chu đáo được. Lại khiến quan lớn tức giận. Sính lễ này tôi không dám nhận. Mong các ngài về nói lại với quan lớn giúp tôi.
Thấy thầy đồ tỏ thái độ đuổi khách. Đám lính cũng trở nên tức giận, gã cầm đầu nén giận nói:
– Lấy được người nhà quan là phúc phận của gia đình. Tôi nghĩ rằng gia đình nên nghĩ kỹ lại. Bỏ đi mối hôn sự này, không kiếm được mối hơn sự nào tốt hơn đâu.
– Tôi thà là dâu nhà nghèo mà làm vợ cả, chứ nhất định không làm lẽ nhà giàu. Ý tôi đã quyết mời các anh về cho.
Nghe thấy thầy đồ nói vậy gã cầm đầu tức giận nói:
– Nhà ông thật cố chấp, rượu mời không uống lại muốn uống rượu phạt. Hôn sự này nhất định phải thực hiện. Ngày Giáp Ngọ tới là ngày đẹp. Quan tôi sẽ cho người tới rước cô Nguyệt về làm bà chín. Gia đình nên chuẩn bị cho tốt đi! Chúng mày đi về!
Nói rồi tất cả đám lính lũ lượt kéo nhau về. Bỏ lại gia đình cô Nguyệt thất thần đứng ở đó. Bởi ngày Giáp Ngọ chính là 4 ngày sau. Ngây người ra một lúc, cô Nguyệt mới lấy lại tinh thần, miệng lắp bắp:
– Lão… Lão… lão ta muốn lấy con.
Thầy đồ lúc này như bị rút cạn hết sức lực, ngã khụy xuống đất. Gương mặt trở nên đau khổ. Ông gà trống nuôi con bao nhiêu năm nay, chỉ mong con gái được sống một đời bình an vô âu vô lo. Vậy mà giờ đây, cô lại sắp lọt vào hố lửa. Ông không thể để con gái mình khổ được. Chi bằng để cô trốn khỏi nơi đây. Thầy đồ nhìn thẳng vào mắt con gái nói:
– Nguyệt! Con hãy mau trốn đi! Đừng để hắn bắt được.
Cô Nguyệt đau đớn nhìn bố, cô nghẹn ngào nói:
– Con mà bỏ đi hắn ta sẽ giết thầy mất. Nếu đi thì con với thầy cùng đi. Chứ để thầy một mình ở đây con không can tâm. Thầy đi cùng con có được không?
– Được, được, được. Thầy đi cùng con. Mau mau dọn đồ đi. Đừng mang quá nhiều con nhé, không là khó trốn. Trời tối chúng ta sẽ rời đi.
– Vâng con đi thu dọn ngay đây.
Vậy là hai bố con nhà thầy đồ vội vã dọn dẹp đồ đạc để rời đi. Họ không mang quá nhiều đồ. Chỉ mang tiền và một ít quần áo. Lúc này hai cha con bọn họ chỉ mong trời tối thật nhanh để rời đi.
Khi màn đêm buông xuống, cánh cổng của nhà thầy đồ từ từ hé mở, hai cái bóng trên vai khoác tay nải, bước chân vội vã rời đi. Vậy là họ có thể an toàn rời khỏi nhà.
Họ đi không được bao xa, liền bị một nhóm người bao vây. Giọng một trong số đó vang lên:
– Quan tri phủ nói quả không sai, kiểu gì các người cũng sẽ tìm cách chạy trốn, nên đã sai chúng tao canh chừng ở đây. Chúng mày đâu! Mau bắt chúng nó lại!
Đám người lao vào giữ chặt lấy hai cha con. Thầy đồ vội vàng cầu xin:
– Xin các quan tha cho cha con chúng tôi. Ơn nghĩa này cả đời chúng tôi sẽ không quên ơn.
– Tha?
Đám người cười lớn, một người trong đám nói:
– Tha cho chúng mày, thì ai tha cho chúng tao? Mày nghĩ quan tri phủ sẽ tha cho chúng tao sao?