Cặp bánh trung thu của mợ ba - Chương 2
Gia đình ông Tùng là hộ gia đình làm bánh nướng bánh dẻo ngon nhất xứ Thăng Long xưa. Bánh của gia đình ông làm, được rất nhiều người ưa chuộng. Khi ăn người ta cảm thấy như tan luôn ở trên đầu lưỡi. Miếng bánh mềm ngọt lại không bị ngán, chính vì đặc điểm này khiến người ta ăn mãi không chán, hương vị đậm đà ấy vương mãi nơi khoang miệng rất lâu rồi mới biến mất.
Ông Tùng có ba người con trai, cậu cả tên là Dũng năm nay 34 tuổi ngờ nghệch, trí não của cậu chỉ như đứa trẻ 3 tuổi, chẳng biết một thứ gì, ngẩn ngẩn ngơ ngơ nói gì nghe nấy. Không vừa ý cậu, là cậu quấy khóc, đập phá. Không ai có thể làm cho cậu nín được.
Cậu hai nhà ông Tùng tên là Hoàng năm nay cậu 27 tuổi. Cậu hai ngay từ nhỏ đã có tính độc ác, mưu mô xảo quyệt. Cậu ta lấy việc hành hạ người ăn kẻ ở và bắt nạt cậu cả làm niềm vui. Lớn lên, nhìn đám tài sản lớn của gia đình cậu ta bỗng nổi lòng tham, muốn chiếm đoạt luôn khối tài sản ấy.
(Chắc mọi người sẽ rất tò mò tại vì sao cậu hai lại muốn chiếm đoạt tài sản phải không nào? Bởi theo lẽ thường, cậu cả ngốc nghếch không thể quán xuyến được công việc của gia đình. Mà người có khả năng quán xuyến được chỉ có duy nhất cậu hai. Vì vậy trước sau gì tài sản ấy sẽ về tay cậu ta, vậy thì cậu ta phải tìm cách chiếm đoạt để làm gì?) Cậu ta muốn chiếm đoạt tài sản của ông Tùng là vì, cậu không phải là con ruột của ông Tùng. Mà là con nuôi của ông bà.
Ngày đó,
Ông Tùng cũng đã ngoài tứ tuần. Nhìn cậu con trai có lớn mà không có khôn của mình, lòng ông không khỏi chua xót lo lắng cho tương lai của con trai khi ông nhắm mắt xuôi tay, ai sẽ là người chăm sóc lo lắng cho cậu ấy. Ông Tùng cũng đã cố gắng rất nhiều, vậy mà ông trời không thương, không cho ông thêm mụn con nào nữa.
Sau một thời gian đắn đo suy nghĩ, ông quyết định sẽ nhận con của anh trai của họ hàng làm con nuôi. Nhưng trước hết ông phải bàn bạc với bà cả mới được. Ngồi chống chân chữ bát nói vọng ra:
– Có đứa nào ngoài đấy không? Lại đây ông biểu coi!
Một thằng hầu nhanh chóng chạy vào:
– Dạ bẩm ông! Ông có gì sai bảo ạ?
– Mày chạy sang phòng bà cả, gọi bà ấy lên đây cho ông Biểu!
Thằng hầu tất tả chạy đi tìm bà cả. Tời phòng bà cả, nó không thấy bà đâu. Thấy con ở theo hầu bà cả, đang cầm khay trầu đi tới, nó vội hỏi:
– Con Tẹt! Mày lại đây tao bảo!
– Dạ anh Tuất gọi gì em ạ?
– Thế bà nhà mày đi đâu rồi?
– Dạ bà ở nhà sau với bà tư ạ. Anh hỏi bà em có chuyện gì không ạ?
– Ông gọi bà có việc.
– Việc gì đấy anh?
– Không phải việc của mày. Đừng có hòng hớt.
Nói rồi gã người hầu lại tất tả chạy ra nhà sau.
Ở nhà sau có hai người phụ nữ đang ngồi nói chuyện vui vẻ, một người ước chừng 38 – 39 tuổi, mặc áo ngũ thân màu nâu, tóc búi cao, gương mặt phúc hậu. Người còn lại chừng 24 – 25 cô ta mặc áo ngũ thân màu tím hoa cà. Gương mặt có nét chững chạc không hợp với tuổi.
Thoạt nhìn, ai cũng ngỡ đó là hai mẹ con. Nhưng không đó là bà cả và bà tư vợ ông Tùng. Trong số sáu bà vợ của ông, hai bà là thương nhau nhất, bởi bà cả là dì của bà tư. Vì bà cả, bà hai đều không thể sinh con cho ông Tùng, còn bà ba lại sinh ra một cậu con trai ngốc nghếch. Cho nên bà cả mới dằn lòng, đón cháu ruột của mình về làm bà tư cho chồng. Trước mặt mọi người thì xưng chị xưng em. Nhưng khi không có ai, hai người lại gọi nhau là dì cháu thân thiết.
Hai người đang cười vui vẻ, thì tên đầy tớ tên Tuất chạy nhanh đến, thấy hắn chạy như ma đuổi bà cả khẽ mắng:
– Mày chạy làm gì mà như ma đuổi thể? Lỡ đụng vỡ thì nhừ đòn con ạ.
Gã người hầu chắp tay xá một cái, vừa thở vừa nói:
– Con chào hai bà ạ! Dạ bẩm bà, ông cho gọi bà lên nhà chính hầu chuyện ạ.
Bà cả hất cằm nói:
– Thế ông mày gọi tao có chuyện gì vậy?
– Dạ bẩm bà con không biết ạ.
– Về nói với ông mày, tao sẽ tới ngay.
– Vâng thưa bà. Con chào hai bà con đi.
Nói đoạn gã lại xá một cái rồi nhanh chóng về báo với ông chủ. Thằng hầu vừa đi khuất, bà cả quay sang nói với bà tư:
– Cháu ngồi đây chơi, dì đi xem ông ấy nói cái gì.
Bà tư khẽ gật đầu, nhẹ giọng nói:
– Vâng dì đi nhanh kẻo bị anh ấy mắng.
– Vậy dì đi đây, lát nữa dì quay lại.
Bà tư khẽ gật đầu, ngồi nhìn bóng bà cả đi khuất.
Cũng lúc ấy tại nhà chính:
– Bẩm ông! Bà nói bà sẽ tới ngay đấy ạ.
– Tao biết rồi. Mày về làm việc của mày đi.
Thằng hầu đi khỏi được một lúc, bà cả mới khoan thai đi tới. Vừa thấy bóng chồng, bà cả đã nở nụ cười thật tươi, tiến đến ngồi xuống kế bên chồng, từ tốn hỏi
– Mình gọi em có chuyện gì dạy bảo ạ?
N
Ông Tuất giọng trầm ngâm nói:
– Mình này! Tôi có chuyện muốn nói với mình. Mình xem có ổn không nhé.
– Vâng mình nói đi. Em xin nghe.
– Thằng Dũng năm nay cũng đã lên mười, nhưng suy nghĩ không khác gì một đứa trẻ con. Mà tới tầm tuổi này rồi vẫn chưa có thêm mụn con nào cả. Tôi thấy như thế không ổn một chút nào. Chí ít cũng phải có một đứa quán xuyến công việc làm ăn của chúng ta. Cho nên tôi muốn nhận một đứa cháu, trong số con của họ hàng làm con nuôi. Sau này nó sẽ quán xuyến công việc của gia đình và chăm sóc thằng Dũng.
Bà cả suy nghĩ một lúc rồi nói:
– Em xin nghe theo ý mình ạ. Nhưng em nghĩ. không nên lấy con em của họ hàng xa quá. Chưa chắc đã thương yêu thằng Dũng nhà mình đâu. Chi bằng, lấy con của anh em ruột. Như thế họ sẽ thương yêu con của chúng ta hơn.
– Tôi là con độc đinh, lấy đâu ra anh em ruột chứ.
– Nhà em có một đứa cháu trai, con của anh trai em, thằng bé năm nay mới lên ba. Trộm vía nó ngoan ngoãn lắm. Anh trai em đang làm ăn thua lỗ. Không nuôi nổi gia đình, nếu chúng ta đề nghị nuôi thằng bé, chắc chắn anh ấy sẽ không phản đối đâu.
– Vậy cũng được. Mình gọi thầy xem ngày rồi chúng ta thưa chuyện.
– Vâng, em sẽ thu xếp chu đáo. – Ngừng một lúc, bà cả mới nhớ ra một chuyện quan trọng, bà nhìn chồng lễ phép nói: – À mình ơi! Em có chuyện muốn thưa với mình. Mình xem có được không nhé.
– Ừ mình nói đi, để tôi xem thế nào.
– Em Định cưới vợ cho thằng Dũng. Chúng ta cũng đã có tuổi rồi, không thể chăm sóc cho nó mãi được. Nói gở lỡ chúng ta có mệnh hệ gì. Vẫn có người chăm sóc cho thằng bé đến khi trăm tuổi.
***
Ở cái thời ấy, lấy vợ từ khi còn nhỏ là chuyện rất bình thường. Không phải là lấy về để duy trì nòi giống, mà lấy về để có thêm lao động trong nhà. Vì thế, chồng thì bé tí mà vợ mười tám đôi mươi là chuyện không hiếm lạ gì.
***
Nghe thấy vợ nói thế ông Tùng vô thức thốt lên:
– Ai mà muốn gả con gái cho thằng Dũng nhà mình chứ.
– Cái này em cũng tính kỹ rồi mình ạ. Chúng ta xem gia đình nhà nào có con gái mà đang nợ nần không thể trả được thì bắt dâu trừ nợ. Cho con bé ăn sung mặc sướng chắc chắn sẽ không bạc đãi con chúng ta đâu.
– Vậy cũng được. Tôi giao nó cho mình làm.
Vậy là mợ cả tên Nết, và cậu Hoàng bước chân vào nhà cũng một ngày. Đó cũng là mở đầu cho những chuỗi ngày oan trái sau này.