Cánh tay thứ ba - Chương 4
Chương 4. Bị đuổi
Hai người nằm phủ phục trên đất. Bầu không khí lại trở nên im lặng như chưa có chuyện gì xảy ra. Xa xa hàng xóm cũng không dám mở cửa chạy lại vì sợ đám thầy Lang vẫn còn ở đó.
Đất trời vẫn như thế, cảnh vật cũng vẫn như vậy. Chỉ khác là người ta càng ngày càng khổ.
Trời về trưa nắng càng lúc càng gắt. Giữa đồng có bóng lưng trần đổ mồ hôi bóng nhẫy. Áo thắt ngang hông, thân hình vạm vỡ, làn da rám nắng. Chân đi đôi giày được bện bằng cỏ, trên vai vác một chiếc cuốc, vừa đi vừa huýt sáo, nét mặt lộ rõ sự vui vẻ.
Có lẽ hôm nay, anh đang có chuyện vui.
Nhưng niềm vui ấy không kéo dài được lâu. Vừa bước vào sân, nét mặt anh trở nên hốt hoảng. Khung cảnh tan hoang làm anh không khỏi bàng hoàng, vội vứt cả cuốc chạy vào trong nhà. Miệng hét lên:
– Thầy! U!
Thế nhưng, thứ anh nhìn thấy chỉ còn là hai thân hình đang nằm bất động trước cửa. Trên cơ thể hằn lên vô vàn vết bầm tím. Có chỗ còn rách da chảy máu.
Anh chạy lại, quỳ sụp xuống cố gắng lay họ chỉ mong họ có thể tỉnh lại. Nhưng hai thân hình mềm oặt ấy nói với anh rằng, có lẽ họ sẽ chẳng bao giờ, có thể mở mắt nhìn anh thêm một lần nào nữa. Một cảm giác bất an lan tràn trong trí óc của chàng thanh niên trẻ.
Anh vừa hoang mang vừa bất lực. Không biết bọn ác ôn nào đã làm cha mẹ anh ra cớ sự này. Nhà đã nghèo còn thiếu ăn, cha mẹ quanh năm đau ốm. Phận làm con chỉ mong sau có thể chu toàn cho hai đấng sinh thành lúc tuổi già. Thế mà giờ còn lâm vào cảnh như ngọn đèn trước gió thì biết phải kêu ai…
Phải rồi! Trong đầu chàng trai như đã nghĩ thông suốt. Anh phải tìm thầy lang để cứu họ, phải cứu cho bằng được họ.
Anh toan chạy đi thì một bàn tay lành lạnh tóm lấy chân anh, giọng thều thào đứt quãng:
– Đừng… Đừng đi!
Nhìn xuống dưới chân, anh thấy mẹ đang nắm lấy chân mình. Bà cố gắng gồng mình muốn ngồi dậy. Anh vội vàng cúi xuống, nâng mẹ ngồi tựa vào vai mình. Cơ thể gầy gò ốm yếu từ từ từ ngả vào người anh. Nhịp thở của bà cũng trở nên ổn định đôi chút. Nhưng chưa ngồi vững, bà bắt đầu ho khan, tiếng thở trở nên khó nhọc. Bà rặn ra từng chữ nói:
– Đừng đi! Chẳng ai giúp được chúng ta đâu.
Nói tới đây bà lại tiếp tục ho sặc sụa, hổn hển nói:
– Cả làng này ai cũng giống như nhà chúng ta thôi.
Anh gạt đi suy nghĩ đó của mẹ.
– Ít nhất phải gọi thầy lang tới thăm bệnh cho Thầy U chứ.
– Tất cả chuyện này đều…Đều do hắn gây ra.
– Do hắn?
Anh nghi hoặc nhìn mẹ. Bà khẽ gật đầu xác nhận, vừa thở vừa nói:
– Đúng! Là do hắn gây ra.
– Nhưng hắn là ai?
Anh không hiểu người mẹ đang nhắc tới là ai. Nhưng chắc chắn người đó, chính là kẻ đã làm cho làm cho cha mẹ của anh ra nông nỗi này.
Cũng lúc đó, một tiếng rên khe khẽ lọt vào tai của hai mẹ con. Hai người quay sang nhìn, Ông Bình đã bắt đầu tỉnh lại. Thấy cha đã tỉnh. Anh đỡ hai người lên chiếc giường tồi tàn.
– Thầy có sao không?
– Thầy không sao. khụ… khụ… khụ…
Tiếng ho như nổ phổi. Anh nhìn cha mẹ, ánh mắt lộ rõ vẻ lo lắng. Mẹ anh cũng không khá khẩm hơn, những vết bầm tím có chỗ trầy xước chảy máu thấm vào quần áo.
Anh quyết định, dù cha mẹ không muốn, anh nhất quyết lần này phải trái lời đi tìm thầy lang để cứu lấy họ mới được. Nhưng mà trước hết anh phải biết chuyện gì đã xảy ra.
Sau trận ho muốn nổ phổi, anh ra ngoài lấy cho cha ít nước trà ấm. Ông cũng đỡ hơn đôi chút, hít thở đều đặn hơn. Lúc này, ông mới kêu anh ngồi xuống giường. Sau đó đem chuyện gia đình liên quan đến thầy lang Nam kể lại, anh mới hiểu ra tất cả ngọn ngành và vì sao ban nãy mẹ anh lại một mực không cho anh đi tìm thầy lang. Người ta hay nói, lương y như từ mẫu, kẻ bốc thuốc phải lấy đức làm gốc, nhưng hắn chẳng khác nào kẻ giết người, như một con sói hoang cắn xé lấy máu thịt người dân.
Lòng anh mang đầy tức giận, tức vì tên khốn kia lại tán tận lương tâm gây ra cảnh khổ cho gia đình anh. Anh hận bản thân vì đã không có ở ngay lúc bọn khốn nạn đó đến để bảo vệ cha mẹ.
Chàng trai lại nghĩ về khế đất, về căn nhà mình đã sinh ra và lớn lên. Nếu hắn cứ thế mà lấy hết, gia đình anh sẽ ở đâu đây? Ba mẹ anh làm sao chịu nổi cảnh ăn gió nằm sương, này đây mai đó? Thế mà tên khốn kiếp lang băm ấy cũng dám làm ra loại chuyện thất đức như vậy.
Không, không thể để chuyện đó xảy ra!
Không thể để mảnh đất của tổ tiên rơi vào tay kẻ khác được!
Anh quyết tâm nhất định phải lấy lại khế đất.
Tạm thời, phải lo cho cha mẹ nghỉ ngơi lại sức. Anh dìu cha mẹ nằm xuống. Xuống sau nhà nhóm lửa nấu cho họ ít cháo.
Trong lòng anh cứ vẩn vơ nghĩ mãi về khế đất và viễn cảnh tương lai sau này cho đến tận ngày hôm sau.
Linh vẫn chưa thể thoát ra khỏi vòng vẩn vơ ấy. Đến độ có người đứng bên cạnh cũng không hề hay biết.
– Này! Mày nghĩ gì mà tạo gọi không trả lời vậy?
Trọng vỗ vai khiến cho anh giật mình.
– À à! không có gì đâu mày. Tại tao nghĩ tới bố mẹ tao. Hai ông bà già rồi mà mất đất thì đi đâu. Nên giờ tao chỉ muốn lấy lại khế đất thôi.
Trọng cũng buồn thay cho bạn:
– Mày cũng biết thầy lang Nam ở kinh thành ác có tiếng. Thằng chả vừa tài mà vừa giàu, mình thì làm được gì hắn. Hắn có giấy nợ, có quyền có thế, còn được thánh thượng trọng dụng. Làm sao mà có cách nào lấy lại khế đất chứ. Trừ phi…
Ngập ngừng một chút, Trọng nói tiếp.
– Trừ phi mày có tiền chuộc hoặc…
Trọng lại ngập ngừng, định nói rồi lại thôi. Câu nói lấp lửng khiến cho Linh tò mò hỏi lại:
– Trừ phi làm sao? Mày nói rồi thì nói mẹ đi, sao còn làm nhau tò mò chị vậy.
– Thì trừ phi…là ăn trộm.
– Ăn trộm? Mày điên à! Tao làm sao có thể đi ăn trộm được. Thầy U tao mà biết có mà đánh tao tuốt xác.
– Tao đâu xúi mày đi ăn cắp đâu. Tạo chỉ nói vậy thôi. Bây giờ chỉ có dựa vào đôi bàn tay mà kiếm tiền trả nợ. Hi vọng gã thầy lang ấy không đuổi mình đi.
Linh tuyệt vọng.
– Ừ thì tao cũng hy vọng là thế.
Nhưng Trọng không biết, câu nói đó đã làm Linh phải suy nghĩ mãi.
Trời yên bình kiểu gì chẳng có gió bão.
Nhạc có cao thì sao không có nốt trầm. Tương tự vậy, cuộc đời đâu được như mong muốn.
Màn đêm vừa buông xuống, Linh đang bới cơm đưa cho mẹ thì bên ngoài có tiếng ồn ào. Gã thầy lang thình lình xộc vào, đèn đuốc sáng trưng cả cái sân. Nhìn thấy ba người chưa rời khỏi nhà, lão tức giận quát lớn:
– Sao chúng mày còn chưa xéo khỏi đây? Mau cút đi cho tao!
Ông Bình quỳ rạp xuống, chắp tay ánh mắt van lơn:
– Xin thầy làm phước cho nhà con, thư thư cho nhà ít bữa, chúng con tìm được chỗ ở sẽ đi ngay.
Thầy Lang càng quát lớn:
– Không có thư thả gì hết. Cuốn gói đi ngay bây giờ cho tao! Chúng mày đâu! Đuổi cổ chúng nó ra ngoài!
Nghe chủ nói, cả đám lao vào lôi xềnh xệch hai người già ra. Cơ thể họ vốn đã có vết thương chưa lành. Ông Bình và vợ không thể phản kháng. Mặc kệ chúng lôi đi.
Còn Linh thì giãy dụa vô cùng kịch liệt. Nhưng sức một người thì làm sao địch lại nhiều người. Cuối cùng cũng bị bọn chúng ném thẳng ra ngoài cổng.
Sau đó chúng khóa chặt cửa lại. Tiếng ồn ào, tiếng gào khóc, tiếng van xin van lên khắp bốn bề. Lúc này anh mới nhìn rõ, rất nhiều gia đình đã bị gã thầy lang đuổi ra khỏi nhà.
Đuốc lửa sáng choang như những bông hoa bay trong một vùng nghèo nàn, sau đó hoà lại làm một tạo thành một con quỷ lửa với nụ cười tàn ác.
Phải chi hoả hoạn ấp đến, nhà cháy mà đất còn. Người ta còn có cái để cầm cố lại mà sống. Thế nhưng giống quỷ dữ làm gì có tình người. Nó thiêu đốt từ xương cốt cho đến đường sống và cho rằng điều đó là hợp lý.
Ngay trong đêm, cả đám người phải dắt díu nhau ở tạm trong đền thành hoàng.
Mà người già trẻ nhỏ đi đêm dăm sương dễ bệnh. Cũng đêm đó, cha mẹ Linh phát sốt. Cơ thể họ nóng như hòn lửa khiến cho anh thập phần lo lắng.
Làng xóm thương tình nhường cho chỗ nằm. Ngồi chăm cha mẹ mà lòng anh không khỏi xót xa. Anh thấy mình thật bất lực, là một người con không giữ được đất ông bà tổ tiên để lại, để cha mẹ mình lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Anh là một đứa con khốn nạn, một thằng tồi, một kẻ bất hiếu.