căn nhà hoang - Chương 9
Bà hàng xóm liền gật gù.
-Đúng rồi. Đúng là nhà con Hồng. Nhưng mà cháu chưa biết tin gì sao? Hồng nó chết mấy năm rồi còn gì?
Tửng nghe đến đây liền ngớ người. “Chết??? Chết rồi sao? Bảo sao không quay lại tìm đứa nhỏ!!!”
Đoạn Tửng liền hỏi lại:
-Cô ấy chết rồi ạ? Thật sự là cháu không có biết. Thế giờ ở đây còn có ai sống không cô?
Bà hàng xóm tốt chuyện liền kể luôn một lèo:
-Thật ra thì đây là nhà bố mẹ đẻ của con Hồng. Nghĩ cũng tội thân nó. Mày nhìn thì cũng thấy đấy. Nhà cửa có cái gì đâu. Nghèo xác nghèo xơ à. Mẹ nó thì mất sớm từ hồi con hồng còn bé tí ấy. Bố nó thì ốm đau suốt nhưng rau cháo cố gắng cũng nuôi nó được lên người. Ấy vậy mà…
Tửng liền tiếp:
-Sao hả cô? Bộ có chuyện gì ạ?
Bà hàng xóm liền tiếp:
-Thì đấy. Nhà thì nghèo như này. Nhưng chẳng biết như nào nó lại lọt vào mắt của một ông sống ở thành phố. Đợt đám cưới á. Xe lớn xe nhỏ đến rước. Nhìn sơ thôi cũng biết là giàu rồi. Dân quanh đây ai cũng mừng cho nó. Gì chứ hoàn cảnh như này mà gả được vào nhà quyền quý có điều kiện thì chả nhất còn gì. Mày nghĩ có đúng không?
Tửng đáp:
-À vâng. Cháu hiểu.
Bà hàng xóm lại tiếp tục kể:
-Ấy mà chẳng hiểu cớ sự ra làm sao. Cách đây vài năm. Đùng cái nghe tin con Hồng với thằng chồng nó li dị. Cũng ra toà mấy lần mới dứt được đấy. Khi ấy thì cũng có 2 mụn con rồi. Toà xử mỗi người nuôi một đứa. Con Hồng nó đem con về đây ở với bố được một thời gian. Cuộc sống cũng vất vả lắm.
Tại bố nó vốn ốm đau từ xưa. Nay lại thêm tuổi tác nữa. Khổ càng thêm khổ…
Cuối cùng con Hồng quyết định bỏ đứa bé lại cho bố chăm. Còn bản thân đi làm để kiếm tiền. Nhưng mà… Chẳng hiểu đi đứng nó ra làm sao. Bị tai nạn chết ngay tại chỗ. Bỏ lại đứa bé với bố nó sống lủi thủi trên cõi đời này.
À mà còn…
Tửng lại khẽ giục:
-Còn gì hả bác?
Bà hàng xóm thở dài,
-Còn chuyện này nữa. Khổ lắm cơ…. Sau khi con Hồng nó chết. Thì nghe tin đâu rằng là đứa con mà thằng chồng cũ nó nuôi. Cũng ốm rồi mất. Thề chứ ông Thân. Bố của con Hồng. Đã đau ốm suốt ngày. Đùng cái mất cả con cả cháu chỉ trong vòng có vài tháng. Thiết nghĩ nếu không còn đứa cháu nữa vẫn còn đang bấu víu. Khéo ông ấy cũng chết theo rồi…
Ra là vậy. Ra mọi chuyện là như vậy. Một câu chuyện quá buồn cho một gia đình. Tửng thầm nghĩ trong đầu. Rồi Tửng cất tiếng,
-Cô vừa nói bố của chị Hồng tên là Thân phải không ạ? Thế ông ý giờ đang ở đâu hả cô?
Bà hàng xóm liền đáp:
-Ông ấy không có nhà đâu. Đau ốm suốt chẳng làm được cái gì. Thành ra phải đứa cháu đi ăn xin. Tối thì lại về đây ngủ. Cậu có muốn tìm thì hãy ra chợ. Ông ấy thường đứng ở đấy
Tửng nghe đến đây liền hỏi đường rồi sau đó cảm ơn. Quay xe rời đi.
Lúc này ở chợ. Một người đàn ông đang bế một đứa bé chỉ tầm 4 – 5 tuổi. Không ai khác đó chính là ông Thân.
Thân xác ông Thân gầy gò hốc hác. Đôi mắt trũng sâu chứa đựng một nỗi buồn nào đó thật khó tả.
Một tay ông đứa cháu nhỏ. Tay còn lại giơ cái cốc ra để xin tiền người qua lại.
Mọi người ở đây cũng đều đã biết hoàn cảnh của ông nên cũng có rất nhiều người giúp đỡ. Nhưng cũng có không ít người người độc mồm độc miệng nói những điều không hay.
Bà Tám bán cá là một ví dụ. Chẳng hiểu hôm nay thế nào mà bà Tám bán ế lắm. Từ sáng đến giờ chỉ bán lèo tèo được có vài con cá nhỏ xíu. Thấy ông Thân và đứa nhỏ ăn xin gần đó. Bà Tám cho rằng do ông Thân ám quẻ nên mới xui như vậy. Thành ra là lên tiếng chửi bới vang cả một góc chợ.
-Mẹ cha nó chứ. Sáng ngày ra chưa buôn bán được cái gì. Đã bị hai cái xác sống một lớn một nhỏ ám quẻ. Xí xí… đi ra chỗ khác đi. Bẩn thỉu hôi thối thế này ai mà dám lại đây mua hàng?
Nói rồi bà Tám chua ngoa tiếp tục đưa tay hẩy hẩy đuổi hai ông cháu ăn xin.
Nhiều người xung quanh thấy bất bình nhưng cũng ngại lên tiếng. Phần vì không muốn gây thù chuốc oán. Phần vì ngại bà Tám này. Xưa nay nổi tiếng chanh chua chợ búa chẳng ai bằng.
Ông Thân thấy vậy liền tủi thân. Vội bế đứa cháu đi ra chỗ khác. Mắt của ông lúc này đã ngân ngấn nước. Chỉ trực trào ra. Đâu phải ông muốn như vậy đâu? Chỉ là ông không còn cách nào khác mới phải đi ăn xin. Nếu như ông có sức khoẻ. Nếu như ông không đau ốm suốt ngày. Thì con Hồng đã không phải đi làm xa rồi tai nạn mà chết. Nếu như ông có thể đi làm. Thì đã chẳng phải đứa cháu đi ăn xin như vậy… Cứ thế vừa nghĩ vừa rơm rớm nước mắt. Ông Thân khẽ kéo vạt áo đã đã úa màu vội lau hai hàng mi…
Đứa nhỏ trên tay ông thấy ông khóc liền nói một cách ngô nghê.
-Ông ngoại. Sao ông lại khóc vậy?
Ông Thân vốn đã kìm được những giọt nước mắt. Nhưng khi đứa cháu ngoại bé bỏng của mình hỏi vậy. Khiến ông không thể kìm nổi nữa. Đưa tay lên gạt ngang. Ông nhìn đứa cháu nhỏ của mình mà đáp.