Bây Giờ Rất Muốn Đập Chậu Cướp Hoa - Chap 10
Ngọc Tỷ ngồi cười đến nổi ngả nghiêng cả người:
“Trời ơi cái quần què gì ở đây vậy? Chắc tao cười chết quá Châu ơi. Mày đọc lẹ đi.”
“Chưa gì là tao thấy có điềm rồi! Để coi TUYỂN SINH ĐẠI HỌC: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) khởi động mùa tuyển sinh đại học chính quy với nhiều điểm mới, trao quyền cho người học: I am Who I choose to be.”
“Góc giới thiệu sơ lược:
Sau khi kết hôn, anh biết điện thoại của cô vẫn lưu số người yêu cũ, nhưng vờ như không biết gì. Một ngày cô ra đường, bất ngờ bị tai nạn khá nặng.
Trong lúc nằm trên đường, thở thoi thóp, bàn tay cô móc lấy điện thoại. Vô thức nhấn địa chỉ liên lạc quen thuộc, nhưng trong điện thoại truyền đến lại là giọng nói của chồng.
Cô được cứu sống. Ngồi trước giường bệnh, chồng cô nói: “Anh đã lén em đổi số điện thoại, anh biết anh sẽ mãi không thể thay thế được anh ta, nhưng anh có thể thay anh ta bảo vệ em.”
Cô kinh ngạc, đến lúc đó cô mới bất chợt nhận ra, chồng cô tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế TPHCM (UEH) nên khí chất mới cao đến vậy. Thành lập năm 1976, UEH là trường đại học trọng điểm quốc gia, được các tổ chức đánh giá là nằm trong Top 1000 trường kinh doanh hàng đầu thế giới.
Đồng thời đây cũng là trung tâm nghiên cứu các chính sách kinh tế và quản lý cho nhà nước, các doanh nghiệp lớn.
Là cái nôi đào tạo ra nhiều doanh nhân nổi tiếng như Chủ tịch TGDĐ Nguyễn Đức Tài, Sáng lập NH ACB Trần Mộng Hùng, Chủ tịch PNJ Cao Thị Ngọc Dung, Cựu CEO Pepsico Phạm Phú Ngọc Trai, CEO Sài Gòn Book Nguyễn Tuấn Huỳnh,… UEH luôn nằm trong top đầu các trường đại học uy tín được các thí sinh đăng kí nhiều nhất.
Chào mừng đến với trường Đại Học UEH!!!”
Đọc xong mà tôi muốn rớt nước mắt, vỗ tay thành tiếng: “Hay, rất hay. Tuyệt vời!”
Tôi nói với Hoành Anh: “Ê, tao nể cái người làm ra cái thư giới thiệu này ghê luôn!”
Hoành Anh giơ ngón tay cái đồng tình:
“Tao cũng đồng quan điểm với mày. Dell thể ngờ được con người có thể viết ra được thứ này. Kinh khủng thật.”
Tôi giơ tay lên phát biểu ý kiến: “Anh ơi, em có chuyện muốn nhờ anh tư vấn!”
Anh Tâm nhiệt tình mời tôi nói: “Ok em gái. Em nói đi.”
Tôi đứng dậy: “Dạ, cho em hỏi ngồi học trong lớp cứ năm phút là nhe răng cười thì sau này làm nghề gì ạ?”
Cả lớp: …
Anh Tâm: …
Tôi: …
Thằng Tỷ đập bàn rầm rầm cười: “Hahaha, tao biết ngay mà!”
“Học ăn, học nói, học đâu ra cái thói xà lơ vậy má.”
“Ôi dồi, vỗ tay cho câu hỏi này đi ạ.”
Anh Tâm gãi cổ suy nghĩ rồi trả lời: “Tuy đây không phải là chuyên môn của anh nhưng theo ý kiến của anh thì em nên đi diễn hài.”
“Anh ơi, muốn làm Hokage thì học chuyên ngành gì vậy anh?”
Anh Tâm bình tĩnh đáp: “Em muốn làm đệ nhất hay đệ nhị?”
Một đứa khác giơ tay phát biểu tiếp: “Anh ơi, em muốn học Luật sư nhưng có lúc em nản chí, hoang mang không biết tương lai mình có làm được không? Em nên tiếp tục theo đuổi giấc mơ hay dừng lại ạ?”
Anh Tâm thở phào một hơi nhẹ nhõm, tưởng sẽ có thêm câu hỏi xà lơ nào nữa chứ! Mấy anh chị đi chung cũng hết hồn giùm.
“Khi một cái nghề tồn tại thì chắc chắc nó có cái gì đó mà con người chúng ta đang cần. Làm được hay không là do người chứ không phải do nghề.”
Quá xuất sắc, 10 điểm cho phần thi ứng xử này. Đúng là người chuyên nghiệp nói chuyện nghe nó khác biệt hẳn.
Chị Cẩm Tú thấy anh Tâm lúc này hơi mệt do trả lời những câu hỏi bất ổn, nên đã tiếp lời thay anh để dẫn dắt buổi trò chuyện giao lưu thêm mới mẻ hơn.
“Anh Tâm đã giúp các em giải đáp đại khái các vấn đề này rồi. Bây giờ chị sẽ tiếp tục giải đáp giúp các em nhé!”
“Em nào muốn hỏi gì thì giơ tay đi ạ!”
“Không có cánh tay nào giơ hết à. Vậy chị sẽ chọn nhé!”
Tay chị Cẩm Tú chỉ hướng về phía thằng Thiện cú đêm:
“Oh, bạn nam này mặt mày nhìn có triển vọng nè! Chị mời em nêu câu hỏi nhé.”
Tôi nhìn mà cười đến run cả người: “Mặt nó thức đêm nhìn xanh xao, ốm yếu vậy mà bả nói có triển vọng.”
Hoang Anh góp thêm chút chuyện: “Tao có chơi game với nó vài lần. Nó thức xuyên đêm, chơi cao tay lắm tới tao còn đấu không lại nữa cơ mà.”
“Người Việt Nam mà nó toàn sống giờ Mỹ không à” Ngọc Tỷ nói.
Thằng Thiện hỏi chị Tú: “Dạ, chị cho em hỏi muốn làm lập trình game thì học ngành gì vậy chị?”
“Em đã có mục tiêu riêng cho mình rồi à. Vậy em có thể học ngành công nghệ thông tin nè.”
Chị Tú hỏi tiếp: “Điều gì đã thôi thúc em muốn học nghề này?”
“Dạ, là từ phía gia đình. Chính là ba em đã giúp em có động lực ấy.”
“Ồ, ba em đã giúp em có một hướng đi tốt đấy. Thế ba em làm công việc gì?”
Thiện cú đêm gãi đầu trả lời: “Dạ, ba em làm Quản trị viên quỹ đầu tư mạo hiểm ạ.”
Chị Cẩm Tú đứng hình mất 5 giây…
Nghề gì mà lạ quá vậy?
Tôi quay qua kéo tay Hoàng Anh kêu nó giải thích: “Ê, cụ thể là nghề gì?”
“Ý trên mặt chữ đó. Ba nó sống kiếp đỏ đen, cụ thể là cờ bạc.”
“Khá khen cho sự thông minh của mày. Thế mà cũng hiểu được.”
“À, chị cảm ơn em. Chị có quà nhỏ gửi cho em.”
Anh Bảo An đứng kế bên nói: “Rồi, đã có nam thì phải có nữ, anh mời em đặt câu hỏi nhé!”
Ngọc Hân đứng dậy đặt câu hỏi: “Dạ em muốn làm chuyên gia giám định cổ vật thì học ngành gì ạ?”
“Theo anh biết nghề giám định cổ vật khá kén người chọn. Gia đình em đang làm nghề này à!”
“Dạ, ba mẹ em là chuyên gia định vị sưu tầm vật phẩm có giá trị cao ạ!”
Tôi nhìn Hoàng Anh rồi cười. Nó hiểu ý tôi ngay: “Là thu mua đồng nát, phế liệu.”
Anh An nói: “Đây là ngành khá mới mẻ. Ngành Thẩm định giá thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo về di sản văn hóa, lịch sử (khảo cổ học và văn hóa học), mỹ thuật, Hán Nôm, dân tộc học, cổ nhân học, cổ sinh vật học (động vật, thực vật), địa chất.”
“Cảm ơn em vì câu hỏi thú vị này nhé!”
“Chúng ta tiếp tục chọn thêm một bạn nam nữa nhé!”
“Mời em trai này đi. Em tên gì?”
Bạn học nam đứng dậy trả lời: “Em tên Minh Phương. Em muốn hỏi về Công nghệ kĩ thuật ô tô ạ!”
“Kim Ngọc, câu này dể nè. Em giải đáp cho em ấy nhé!” Anh An nói.
Chị Ngọc bước đến gần để Minh Phương có thể nghe rõ hơn: “Chào em, chị sẽ nói sơ lược giúp em dễ nắm rõ thông tin hơn”
“Công nghệ kỹ thuật ô tô là chuyên ngành về kỹ thuật bao gồm các hoạt động chuyên môn như: Thiết kế, sản xuất, lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng ô tô.”
“Hầu hết là làm việc trong ngành sửa chữa ô tô có thể mang lại thu nhập khá cao và có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp như kỹ thuật viên sửa chữa tại các gara, trung tâm bảo hành, xưởng dịch vụ, đại lý bảo dưỡng xe hơi, các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô,… Hoặc làm cố vấn dịch vụ, kinh doanh ô tô, phụ tùng, quản lý, giám sát gara”.
Minh Phương nghe xong mà nhức cả đầu: “Ba em nói còn dễ hiểu hơn, chị nói nghe cồng kềnh quá!”
“Ba em cũng làm bên Công nghệ kỹ thuật ô tô hả?”
“Dạ, ba em là Kỹ sư chuyên tư vấn và cung cấp giải pháp cho các thiết bị vận tải.”
Hoàng Anh ghé vào tai tôi nói nhỏ: “Là sửa xe ô tô đó.”
Tôi thấy vậy cũng nhỏ giọng lại với nó:
“Sao mấy đứa nó nói nghề nghiệp nghe mỹ miều lắm mà qua miệng mày nghe thô sơ dữ vậy?”
Đúng là lời càng mỹ miều là lời gian dối, vốn dĩ lẻ đời này mặn đắng khô khan mà.
“Hình như mấy đứa này có tham gia vô nhóm Flex đến hơi thở cuối cùng hay sao á! Kiểu như flex là cuộc sống, flex là hơi thở, flex là đam mê.”
Không ngờ tới luôn á. Xuất sắc! Còn ngây là ra đó làm gì, vỗ tay đi!
Các anh chị lúc này muốn gục ngã ngay tại chỗ đứng. Chắc sáng đi quên cúng hay sao mà gặp cái lớp ”bất ổn” này. Em học chung mà còn muốn ”hoá điên” nói chi mấy anh chị mới bước vào được 2 tiết.
Để vực dậy tinh thần cả nhóm, anh Tâm có trình bày ca khúc khích lệ tinh thần mọi người:
“Ta bước đi hướng tới muôn vì sao/ Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng.
Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai, đường vinh qua đi qua muốn ngàn sóng gió.
Ngày đó,… ngày đó sẽ không xa xôi. Và chúng ta là người chiến thắng…
Xin lỗi các em, tới khúc này anh hết thuộc rồi.”
“Cảm ơn mọi người vì đã lắng nghe.”
Công nhận anh không chỉ đẹp trai mà còn hát được giọng gió nữa, GIÓ CHỐNG!!
Sau đó mọi người đều phát cho chúng tôi mỗi đứa một quyển tập và móc khoá lưu niệm. Trước khi ra về, các anh chị còn thân thiện gửi đến cho chúng tôi những lời chúc tốt đẹp.
“Các em cố gắng lên, chúng ta chỉ còn vài tháng nữa thôi là phải xa ngôi trường thân yêu này. Anh chị chúc các em thi tuyển sinh thuận buồm xuôi gió nhé!”
Lúc này Minh Nhật mới cất lời: “Anh ơi, tụi em đang học lớp 11.”
“Ủa, các em không phải đang học lớp 12 sao?”
“Dạ, không. Ai nói với anh thế?”
Thầy Lương đoán giờ chuẩn thật, thầy bước vào lớp bắt tay với anh Tâm: “Vậy là các em đã tư vấn xong xuôi hết rồi đúng không? Cảm ơn các em vì đã nhiệt tình đến thế!”
Anh Tâm lắc đầu ngơ ngác hỏi thầy: “Thầy ơi, đây là lớp mấy vậy thầy?”
“Đây là lớp 11CB5. Mà các em hỏi chi?”
“Dạ thầy, chắc đã có sự nhầm lẫn ở đây rồi thầy ạ. Tụi em đi tư vấn cho lớp 12 chứ không phải lớp 11.”
“Ủa, thầy không biết. Thầy tưởng thầy hiệu trưởng kêu các em lại đây tư vấn.”
Thầy Lương chỉ tay thẳng về phía hành lang: “Lớp 12 ở dãy hành lang kia kìa, các em lại nhanh đi. Sắp hết giờ học rồi đấy.”
Mấy anh chị lúc này mới vắt chân lên cổ, co chân mà chạy. Trước khi đi còn cố gắng ghé vào chào câu cuối:
“Dạ vậy thôi tụi em tạm biệt thầy với cả lớp ạ! Mấy em ráng cố gắng theo đuổi đam mê của mình nhé.”