Bánh Trung Thu Nhân thịt người - Chương 11
Tình hình kinh tế còn khó khăn, thịt, cá là những thực phẩm xa xỉ đối với nhiều người, có tiền mà mua thịt lão cũng chỉ để làm bánh bán kiếm chút đỉnh chứ cũng không dám ăn, thế là lão nảy ra ý định làm thịt cả hai để làm nhân bánh, lão hận cả hai đến tận xương tủy, lốc thịt làm bánh để cho cả thiên hạ này ăn thịt hai người, phần xương thịt đó sẽ hóa thành phân cho chó ăn vừa trả được thù tình vừa có nguyên liệu để kinh doanh mà không tốn một xu, lão hí hửng phân chia thi thể, băm nát ra rồi làm nhân bánh, khoảng thời gian đó là đầu tháng Tám âm lịch, thế là bánh trung thu nhân thịt người trứ danh ra mắt từ dạo đó.
Bà con hàng xóm láng giềng ai cũng vì cuộc sống mưu sinh mà không để ý đến sự mất tích của người vợ lão, ai hỏi thăm thì lão kể rằng vợ mình vì chê nghèo mà đã bỏ theo người đàn ông khác nên lão ở vậy và không muốn lấy vợ nữa. Tất cả bà con lối xóm đều nghĩ ông Hùng là người hiền hòa, trung thực và chăm chỉ nên rất quý mến.
Mùa trung thu năm đó, bánh trung thu và bánh pía của lão bán rất cháy hàng, mẻ nào hết mẻ đó. Những người ăn bánh đều nói rằng hương vị của bánh trung thu đặc biệt thơm ngon, cũng không ai vì bánh của lão mà bị bệnh cả, nên mọi người rất tin tưởng vào tiệm bánh của ông Hùng. Đương nhiên, lúc đó ở một vùng ngoại ô nhỏ bé chẳng có ai rỗi hơi mà mang bánh để đi phân tích hương vị cả.
Cảm thấy thịt người có hương vị đặc biệt khiến thực khách mê mẫn, lão nảy ra ý định dùng luôn thịt người mà làm bánh. Cứ mỗi buổi sập tối, lão đạp xe lân la đến những chỗ vắng người, giả vờ tông xe vào người ta rồi nhân lúc họ không để ý mà chụp thuốc mê, bỏ vào bao tải mà mang về lốc thịt. Vừa chẳng tốn tiền mua thịt, lại được hương vị bánh thơm ngon, chẳng mấy chốc mà tiệm bánh của lão trở nên nổi tiếng vì thế lão không chỉ bán bánh trung thu không mà hằng ngày còn dùng thịt người để làm lạp xưởng, patê, phá lấu mà bán bánh mì, bánh bao… Có cả đầu bếp từ Tân Gia Ba*** đến Việt Nam tìm lão trả số tiền lớn để học bí quyết làm bánh trung thu của lão nhưng lão từ chối và nói rằng đó là công thức gia truyền, chỉ truyền lại cho đích tử**** nên không thể phổ biến cho người ngoài.
Giàu có nhanh chóng đến với lão nhưng cửa tiệm và lò bánh thì vẫn cũ kĩ, ọp ẹp như ngày đầu lão đến đây. Phần vì nhà là nơi bắt đầu và cũng không nên thay đổi, người Hoa rất coi trọng việc phong thủy chọn đất làm nhà, cất mộ, họ cho rằng gia chủ có ăn nên làm ra hay không, phần lớn đều liên quan đến việc chọn đất. Họ nghĩ rằng chính nơi họ bắt đầu ấy phong thủy tốt, giúp họ làm ăn khấm khá cho nên họ sẽ tiếp tục duy trì như trước. Họ sợ “sai một li sẽ đi một mớ”, sợ “mất tất cả những gì đang có” nên thà họ sống ở chỗ cũ mà vẫn duy trì được suộc sống như trước thì vẫn hay hơn, phần vì sau khi vợ chết, lão đau lòng chán nản mà sinh ra thậm tệ, lão bắt đầu đắm mình vào “kiếp đỏ đen” thâu đêm suốt sáng mỗi khi mưa gió không có khách tới mua bánh, và lần đi vắng này cũng là đi “múa quạt” như bao lần khác thôi, tuy là giàu có nhưng tài sản tích trữ khi đau ốm cũng chẳng được bao nhiêu.
Về phần người đàn bà mất con chết thảm kia, vì ham mê phú quý mà sa vào lòng Vương Lưu Hùng. Ngày ấy, mụ dắt hai con đến nhà Hùng, để chúng chơi ngoài sân mà vào hoan lạc với gã. Lúc về chẳng thấy con đâu, cứ tưởng chúng về nhà. Nào biết là chúng thấy lâu, lén nhìn vào trong, thấy mẹ đang gầm rú bên lão ấy mà sinh oán hận. Lại chẳng ngờ, Vương Lưu Hùng đã thấy chúng, bèn nhân lúc người mẹ ra ngoài mà bắt cả hai làm nhân bánh cả. Cái chết của bà ta, âu cũng là nghiệp báo, như thể chúng muốn trở lại, chẳng muốn sinh ra đời nữa!
***
Lãm Thi Tiên gạt nước mắt mà nói tiếp với K’Nơ:
“Anh có lòng lập bài vị cho tôi, tôi sẽ không chối từ, vì số chết oan không biết đến bao giờ mới siêu thoát, cả những người dưới giếng nữa, anh hãy giúp cả họ, chỉ cần ghi “Những vong hồn chết dưới lưỡi dao của Vương Lưu Hùng” rồi gởi họ lên chùa, nhờ các sư thầy trì tụng Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh cho họ sớm siêu thoát để họ không còn lưu luyến mà tìm lão trả thù, chi bằng siêu sanh mà về thụ hưởng thờ cúng của gia đình thì hơn . Trời cũng gần canh hai rồi(*), lão già đó sẽ trở về mà làm bánh thôi, tôi không thể ở đây lâu được”.
K’Nơ khẽ gật đầu. Lãm Thi Tiên mỉm cười, rồi nhẹ ôm anh.
Chỉ một thoáng, K’Nơ và Lãm Thi Tiên đã trở về lại gian bếp. Anh nhận ra đây là lúc mà mình gặp Tiên lần đầu. Chợt nhận ra, cô đã cất được tiếng nói. Hay là qua báo điều oan trái, nay cô đã được đủ hồn?
“Đã gần đủ bốn mươi chín ngày, từ ngày tôi chết…”