Bà bán rau và thằng nghẹo - Chương 1
Bà bán rau và thằng nghẹo
Mấy ngày hôm nay, người dân làng Lân chẳng ai muốn đi đâu bởi cái cơn mưa giữa tháng bảy. Cũng chả hiểu là vì cách ly do dịch hay là gì mà hai người trên đó gặp nhau khóc lâu tới mức thối đất thối cát, mưa từ lúc mặt trời lên đến khi xế chiều, về tối cũng chẳng thèm tạnh. Thời tiết vậy khiến cho người ta muốn đi ra đường cũng ngại lấm quần bẩn áo đành phải bó gối đợi nắng lên, trừ những việc quan trọng lắm mới đành phải khoác áo mưa bước ra khỏi nhà.
Ây vậy mà trong cái tiết trời chỉ toàn thấy những giọt nước bay bay kia lại có một bà lão độ hơn 70 tuổi dáng người nhỏ thó, thân khoác một cái áo tơi cũ bạc màu cứ đi trong mưa, gió với gánh hàng rau mà rao lên mấy câu quen thuộc.
_ ai mua rau không, rau nhà trồng rau sạch đây..
Ở làng Lân này chả ai xa lạ gì bà cụ bán rau đó, người ta vẫn hay gọi ấy là bà Phú Loan vì xưa kia bà cũng thuộc vào dòng dõi trâm anh thế phiệt, cha mẹ bà là ông bà phú hộ Phong giàu có nhất nhì huyện, đến khi xuất giá về nhà chồng cũng thuộc hạng ” đại gia” thời đó. Cứ tưởng rằng cái cuộc sống giàu sang cứ kéo dài mãi, nhưng nào ngờ trải qua vài sự biến cố cuối cùng lại thành ra cái cảnh nghèo rớt mồng tơi ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” như các cụ vẫn nói.
Trong khi những người cùng tuổi với bà vui vầy bên con cháu hưởng cái thú vui tuổi già, hoặc là mồ yên mả đẹp thì bà lão tên Loan đó vẫn phải gánh rau đi bán để đổi lấy chén cơm sống qua ngày. Bà cũng muốn được nghỉ ngơi lắm chỉ tiếc là cái thằng con trai của bà nó lại chẳng để cho mẹ mình có được cái mong ước đó, vì đơn giản nó là một Khói thủ hay dân gian vẫn thường hay gọi là nghiện sĩ.
Kể ra thì cũng đáng tội, thằng Hữu Phúc đứa con trai duy nhất của bà Phú Loan và người chồng quá cố từ nhỏ đến lớn vốn là một cậu bé ngoan, lại còn học hành giỏi giang đi đâu cũng là niềm tự hào của xóm làng. Cho đến khi nó tròn 18 tuổi bà cho nó lên thành phố theo học đại học bách khoa gì đó, tưởng chừng chỉ vài năm nữa là cu cậu sẽ có tấm bằng mà đen về cho rạng rỡ với người đời. Thế mà lại chẳng ai có thể ngờ đùng một cái nhà trường báo về rằng thì là cậu sinh viên họ Hữu tên Phúc bị đình chỉ học tập vì dính tới ma túy.
Lúc đó Phúc cũng học đến năm cuối đại học, người làng biết được ai cũng tiếc hùi hụi cho cái tương lai sáng lạng của cậu ta chỉ vì chút ham vui mà tắt như ngọn đèn treo trước gió. Rồi thì cũng người này khuyên, kẻ kia bảo Phúc đi cai nghiện thầy cô bạn bè cũng hết lời hắn mới xách đít đi vào một cơ sở cai thuốc những mong rằng sẽ trở lại là một người bình thường mà tiếp tục xây đắp lại tương lai. Nhưng cũng chỉ là niềm mong ước của những người đặt niềm tin vào hắn, bởi khi vào trại không những chẳng cai nghiện nổi mà lại trở nên nghiện hơn.
Thời gian trôi đi nhanh như chó chạy ngoài đồng, tính đến nay cũng đã hơn chục năm thằng con trai bà theo cái thú bàn đèn. Kể mà có đơn vị nào cấp bằng thì hắn cũng phải thuộc cái chức ” giáo sư hay tiến sỹ nghẹo” cũng không chừng.
Lại nói về bà cụ Loan, từ nãy đến giờ đi muốn gãy hai đầu gối, rao bã cả bọt mép thế nhưng lại chăng ai mua giúp cho đành phải lê đôi chân nặng nề đi trên con đường làng trơn ướt. Một lúc sau bà đi ngang qua một cái gốc cây lớn ở giữa làng, bấy giờ trời mưa chả tạnh mà có vẻ lớn hơn. Biết là có rao bán nữa cũng chả ai đoái hoài, bà đành ngồi dưới một cái gốc cây nghĩ về cuộc đời bất hạnh của mình mà thở dài. Có lẽ khuôn mặt khắc khổ dấu bên dưới cái nón lá trông đã tả tơi chả khác gì dụng cụ xin tiền của mấy gã ăn xin lê lết nơi cuối chợ làng là những giọt nước mắt hòa lẫn với từng hạt nước mưa đang thi nhau lăn dài trên đôi gò má đầy nốt đồi mồi. Đang định đứng dậy đi về thì có giọng của một người đàn ông nghe hơi trầm vang lên phía sau lưng.
_ này bà Phú, sao mưa gió thế này không ở nhà lại đi bán, ngộ nhỡ sấm sét nó đánh cho lại khổ ra.
bà Loan nghe thấy có người gọi tên mình thì giật mình vội đưa tay lau qua mặt rồi quay lại đáp.
_ à ông Lang Tâm ấy à, tôi cũng muốn nghỉ lắm chứ. Nhưng ông xem nếu không đi bán thì lấy tiền đâu mà lo trang trải cuộc sống. Còn chưa kể đến chuyện….
Bà Loan tới đây chợt im lặng không nói thêm câu nào nữa.
_ haizzz lại cái thằng Phúc chứ gi, đúng là khổ xưa nó có thế đâu giờ sinh ra đổ đốn như thế chứ.
Ông Tâm nói, bà cụ nghe thấy thế chỉ biết thở hắt ra một hơi, ánh mắt nhìn về phía xa xăm. Độ hơn chục giây sau mới cất giọng buồn bã đáp:
_ vâng chắc tại xưa kia tôi chiều cháu nó quá, chứ không bây giờ đâu đến nỗi.
_ cha mẹ sanh con trời sanh tánh mà cụ buồn làm gì, tôi mong rằng một ngày nào đó cu cậu sẽ nhận ra cái sai của mình để sửa đổi.
Ông Tâm nói, bà cụ khẽ gật đầu:
_ vâng được như cụ Lang nói thì tôi cũng mãn nguyện lắm rồi, ước mong trước khi nhắm mắt của tôi là thấy nó.
_ có thể lắm chứ thưa cụ, người ta vẫn thường nói nhân chi sơ mà..
Lang Tâm nói, chủ yếu để an ủi bà lão bán rau đứng trước mặt mình, chứ ở cái làng Lân này ai chả biết chỉ có phép thuật thứ 73 của “lão tôn” mới có thể giúp cho thằng con trai bà ấy hết nghiện. Vừa lúc một người đàn b