Hẻm 14 - Chương 1
Có người cho rằng sống ở hẻm dân tình khá phức tạp, tình hình an ninh trật tự không được tốt. Điều đó chỉ đúng một phần, Cà Mau cũng vậy có nhiều hẻm sống khá lý tưởng, dân ở đó là người lương thiện, chí thú làm ăn. Nhiều người cả đời sống ở thành phố này chỉ gắn bó với những con hẻm.
Nhà trong hẻm, tình láng giềng rất gắn bó. Ban ngày ai nấy bận bịu làm ăn, chiều về nhà người cùng xóm gặp nhau chuyện tán dóc vài ba câu chuyện, thế nào cũng có chuyện thời sự trong ngày. Cứ tưởng mấy anh mấy chị đầu tắt mặt tối chuyện đông chuyện tây khó thông thạo, nhưng bây giờ phương tiện thông tin đến với từng gia đình. Chuyện gì cũng phải có trao đổi mới vui, biết một mình thì chẳng còn lý thú gì nữa cả!
Út Mót là con trai lớn trong một gia đình khá giả, có Cha từng làm trong một tòa soạn có tiếng nhất xứ Nam Kỳ từ những năm cuối thế kỷ XIX. Sau giải phóng Ông mới rời sài Gòn để trở về quê nhà lấy vợ sinh con.
Trong một lần nhận được nhiệm vụ của cấp trên, phải lặn lội từ Cà Mau lên tới đất Bạc Liêu để tạm trú, nhằm mục đích là viết một bài báo nói về những tệ nạn xã hội, và về cuộc sống của người dân trong con hẻm được coi là bất ổn nhất xứ Hộ Phòng lúc bấy giờ.
Đang thong dong trên con đường đất đỏ gồ ghề, chiếc Dream của chú Năm xe ôm cứ nảy lên nảy xuống, tựa như đang trên lưng một con chiến mã thời loạn thế. Út Mót lúc này tay vừa gỡ nón bảo hiểm tay vừa vỗ vào vai chú Năm.
– Tới rồi chú ơi, kìa kìa hẻm ngay trước mặt.
Chú Năm đang chạy nghe Út Mót nói vậy thì chú “ừ” một tiếng, rồi tấp xe vào lề. Bước vội xuống xe nó đưa cái nón bảo hiểm cho chú rồi nói:
– Nhiêu tiền xe vậy chú Năm?
– Ờ thường thì tao lấy của người ta hai trăm ngàn, nhưng bây là chỗ quen biết tao lấy rẻ, trăm chín chục ngàn thôi.
Út Mót tay đưa tay vào túi quần để lấy tiền, quay lên nhìn chú Năm, cười xòa nói:
– Chú Năm giỡn quài, mà thôi con trả chú hai trăm luôn nè.
– Ờ, cảm ơn nghen. Mậy thôi ở lại, ráng làm cho xong công chuyện, khi nào dìa thì alo cho chú, chú chạy lên rước bây dìa.
– Dạ thôi chú dìa đi, có gì con alo cho chú, chạy từ từ nghe chú.
Nói xong thì chú Năm nổ máy chạy đi. Chú đi được một đoạn, Út Mót lúc này mới nhìn ngó xung quanh, rồi mới đưa mắt lên nhìn vào tấm bảng to tướng ngay trước nơi nó chuẩn bị hướng nghiệp, trên bảng đề hai chữ to tướng “Hẻm 14”.
Ký ức chợt ùa về trong đầu nó những hình ảnh thân thuộc, rồi đám bạn đồng hành thời niên thiếu, và những chuyện ly kỳ mà mình đã trải qua ở cái nơi nó được sinh ra và lớn lên này, cái nơi có tên “Hẻm 14”.
Nhớ lại cái năm nó vừa tròn 18 tuổi gia đình cũng không khá giả gì, căn nhà đang ở hiện tại là được bà dì Tám ở xóm cho mẹ con nó mượn không thời hạn, mảnh đất ấy nói lớn không lớn, nói nhỏ thì cũng không nhỏ, đủ để cất cái nhà để che nắng che mưa. Một hôm như bao ngày bình thường, hai mẹ con đang ăn cơm thì mẹ nó nói:
– Mót à! Giờ mày lớn rồi hay là kiếm cái nghề nào đó mà học rồi làm, sau này cho có cái nghề với người ta, còn có vợ có con nữa, không lẽ mày định đi làm mướn quài sao mậy…
Thằng Mót lúc này đang cắm cúi ăn mặc dù nghe bà Cương nói nhưng nó không trả lời chỉ “dạ” một hai tiếng rồi thôi. Tối đó lúc bà Cương đang loay hoay nấu nướng gì trong bếp thì nó đi vào nhẹ giọng rồi nói:
– Mẹ! Hay là đi học hớt tóc đi con thấy nghề đó nhẹ, với lại học phí cũng rẻ.
– Ờ, Mày nói đúng ý tao rồi đó, để mai hai mẹ con chạy xuống chỗ chú Long, mẹ gửi gắm mày ở đó ráng học cho có cái nghề đi con.
Vậy là từ ngày hôm đó thằng Mót bắt đầu đi học nghề. Thấm thoát cũng được hai năm, tay nghề coi bộ cũng cứng cỏi, bà Cương quyết định cho nó về quê ngoại để mở một cái tiệm nho nhỏ, chủ yếu là bà cầm chân nó lại, làm bao nhiêu thì ăn bấy nhiêu, hạn chế ăn chơi đàn đúm lại, dư chút đỉnh thì chơi hụi với người ta.
Không hiểu sao, ngay ngày khai trương cả người thằng Mót nó nổi đầy mụn nước, bà con gần nhà bảo là nó bị nổi cháy rạ.
Kéo dài được tầm hơn ngày thì cũng hết, lúc đó nó mừng rơi nước mắt. Chuyến này nó quyết tâm khởi nghiệp khí thế hừng hực. Mới đầu thì do lạ nước lạ cái, người ta không quen nên khách khứa không bao nhiêu, từ từ ngày cũng được 8, 9 người, trong lòng nó vui không tả xiết.
Mà đúng là cuộc vui nào cũng đến lúc tàn, vui không được bao lâu thì tụi covid nó kéo tới… Trời ơi! Thế là hết! Chính quyền địa phương khoanh vùng, nội bất xuất ngoại bất nhập. Bà Cương thấy tình hình không ổn, bà chờ đến lúc giãn cách nới lỏng, liền kêu nó khăn gói trở về nhà luôn, quán xá tiệm tùng gì cũngdẹp hết không có khởi nghiệp gì nữa.